Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã dời thể loại Luật pháp (dùng HotCat)
Dòng 1:
'''Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng''' là chức danh của người đứng đầu cơ quan [[hành chính]] Nhà nước cao nhất của một số nước thuộc [[khối xã hội chủ nghĩa]] là [[Hội đồng Bộ trưởng]], dựa theo mô hình tổ chức chính quyền của [[Liên Xô|Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết]] kể từ năm [[1946]].
==So sánh với Thủ tướng==
Chức danh này tương đương trên nhiều phương diện với chức danh [[Thủ tướng]] chính phủ. Tuy nhiên, xét về phương diện quyền hạn và chức năng thì giữa hai chức danh này có một số khác biệt đáng kể và nói chung vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kém hơn so với Thủ tướng chính phủ. Các khác biệt đó như sau:
#Do các chức danh như Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ trưởng khi đó do Quốc hội (hoặc [[Xô viết tối cao]] như ở Liên Xô) bầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm nên vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không có ảnh hưởng gì đáng kể trong việc thành lập Hội đồng Bộ trưởng. Trong khi đó, chỉ có Thủ tướng chính phủ là do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, còn việc giao hoặc thu hồi các chức danh Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ thì Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ. Như vậy, vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập Chính phủ là cao hơn.
#Do các quyết định tập thể có giá trị quyết định nên tầm ảnh hưởng và vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là không nổi bật do có rất ít thẩm quyền.
#Thủ tướng có quyền đề nghị thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các cơ quan ngang bộ còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy.
#Thủ tướng có quyền phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch, các phó chủ tịch của các [[Ủy ban nhân dân]] tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy.
#Thủ tướng có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Pháp luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy.
#Thủ tướng có quyền đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của [[Hội đồng nhân dân]] tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy.
 
==Các nhược điểm==
Cơ chế thành lập Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng của khối xã hội chủ nghĩa khi đó được xây dựng trên [[đường lối tập trung dân chủ|nguyên tắc tập trung quyền lực]] cao độ ("tập quyền rắn"), nghĩa là [[quyền lực Nhà nước]] thống nhất tập trung vào [[Quốc hội]] (hoặc Xô viết tối cao). Theo cơ chế này thì Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất tất cả các quyền [[lập pháp]], [[hành pháp]], [[tư pháp]] và [[giám sát]]. Các cơ quan Nhà nước khác do Quốc hội lập ra là để thực hiện một phần các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội giao cho. Vì vậy, Hội đồng Bộ trưởng chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội mà không phải là cơ quan hành pháp đích thực theo đúng nghĩa của nó. Quy định này làm cho Hội đồng Bộ trưởng thiếu tính độc lập tương đối trong lĩnh vực hoạt động hành chính Nhà nước như: cơ chế lãnh đạo tập thể có nhiều nhược điểm như không nhanh nhạy, không linh hoạt và khó khăn trong việc đối ngoại.