Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu hành tinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.224.100.153 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tttrung
Dòng 1:
'''Tiểu hành tinh''', hành tinh nhỏ là những từ đồng nghĩa để chỉ một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong [[hệ Mặt Trời|hệ mặt trời]] trên quỹ đạo quanh [[Mặt Trời|Mặt trời]]. ''Asteroid'' (từ tiếng Hy Lạp có nghĩa "giống sao") là từ được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh để chỉ các tiểu hành tinh, và đã trở thành thuật ngữ ưu tiên của [[Liên đoàn Thiên văpnvăn học Quốc tế]]; một số ngôn ngữ khác thường sử dụng ''planetoid'' (tiếng Hy lạp: "giống hành tinh"), vì từ này miêu tả chính xác hơn thực tế hiện trạng của chúng. Cuối [[Tái định nghĩa hành tinh 2006|tháng 8 năm 2006]], IAU đã đưa ra thuật ngữ "[[vật thể nhỏ hệ mặt trời|các vật thể nhỏ hệ mặt trời]]" (SSSBs), bao gồm đa phần các vật thể không được xếp hạng là hành tinh nhỏ, cũng như là [[sao chổi]]; chúng đồng thời được xếp loại "[[hành tinh lùn]]" đối với những vật thể lớn nhất. Bài viết này đặc biệt chú trọng tới các hành tinh nhỏ ở phía bên trong hệ mặt trời (gần quỹ đạo [[Sao Mộc]]) và có lẽ có thành phần chính là "đá". Đối với các loại vật thể khác, như [[sao chổi]], các [[Danh sách các tiểu hành tinh cắt ngang quỹ đạo của Sao Hải Vương|thiên thể cắt ngang quỹ đạo Sao Hải Vương]], và các tiểu hành tinh [[Centaur (hành tinh vi hình)|Centaur]], xem bài [[Vật thể nhỏ Hệ Mặt trời]].
 
Trong [[Hệ Mặt Trời|Hệ Mặt trời]], tiểu hành tinh đầu tiên và lớn nhất được phát hiện là [[Ceres (hành tinh lùn)|Ceres]], hiện tại nó được xếp loại là một [[hành tinh lùn]], trong khi số còn lại hiện được xếp loại như [[những vật thể nhỏ Hệ Mặt trời]]. Số lượng to lớn các tiểu hành tinh được khám phá bên trong [[vành đai tiểu hành tinh]] chính, với các quỹ đạo [[elíp]] giữa quỹ đạo [[Sao Hỏa|Sao Hoả]] và [[Sao Mộc]]. Mọi người cho rằng các tiểu hành tinh là tàn tích của một [[đĩa tiền hành tinh]], và trong vùng này sự hợp nhất của các tàn tích tiền hành tinh thành các hành tinh không thể diễn ra vì những ảnh hưởng hấp dẫn to lớn từ [[Sao Mộc]] trong giai đoạn thành tạo của Hệ Mặt trời. Một số tiểu hành tinh có [[Mặt Trăng Tiểu hành tinh|các Mặt Trăng]] hay đi thành cặp trở thành các hệ đôi.