Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ 1908”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n thêm tài liệu
Dòng 67:
Cuộc nổi dậy của giới dân nghèo [[miền Trung Việt Nam]] trong thời gian dài đã làm tê liệt bộ máy chính quyền thực dân và phong kiến ở nhiều nơi. Để bình định gấp, nhà cầm quyền bèn sai lính đi lùng sục khắp nơi, bắt bớ và bắn giết (nếu chống cự lại) những người ''cắt tóc ngắn''. Đến giữa [[tháng 4]], nhiều đại đội lính khổ đỏ từ [[Bắc Kỳ]] vào đàn áp. Hai đại đội lính Âu cũng được đều vào [[Quy Nhơn]] ([[Bình Định]]) để thị uy. Ngoài việc ấy, họ còn ra lệnh giải tán các hội buôn, đóng cửa các trường học được hình thành từ [[cuộc vận động Duy Tân]] (hay còn gọi là phong trào Duy Tân).
 
Cuối [[tháng 5]] năm 1908, phong trào chống sưu thuế ở miền Trung bị đối phương dập tắt. Sau đó, nhiều người bị kết án tử hình, trong đó có: [[Trần Quý Cáp]], [[Lê Khiết]], [[Nguyễn Bá Loan]], [[Ông Ích Đường]], [[Trịnh Khắc Lập]], [[Nguyễn Hàng Chi]]...Hàng trăm người bị đày ra [[Côn Đảo]], trong đó có: [[Phan Châu Trinh]], [[Huỳnh Thúc Kháng]], [[Phan Thúc Duyện]], [[Trần Cao Vân]], [[Đặng Nguyên Cẩn]], [[Ngô Đức Kế]],...Hàng trăm người khác bị đày đi [[Lao Bảo]] ([[Quảng Trị]])<ref>Theo nhóm Đinh Xuân Lâm, tr. 158.</ref>.
 
==Hai bản cáo trạng==
Nhờ có sự can thiệp của Hội nhân quyền, [[Phan Châu Trinh]] được trả tự do trước thời hạn và đưa về [[Mỹ Tho]] để chịu sự quản thúc ([[1911]]). Cũng trong năm này, theo yêu cầu của ông, ông được nhà cầm quyền thực dân cho đi [[Pháp]] cùng với con trai là Phan Châu Dật.
 
Đến nơi, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền bản điều trần về vụ trấn áp những người chống sưu thuế năm 1908 (thường gọi là ''Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký'', có nghĩa: Ghi chép đầu đuôi việc dân biến ở Trung Kỳ).
Bởi theo ông Phan thì đấy là những người đói khổ cùng cực vì ách sưu thuế, cùng đường mới đến trước cửa công van xin. Như vậy, họ chẳng có tội tình gì...Ấy thế, mà các công sứ đã ra lệnh cho lính bắn chết hàng trăm, và bắt đày tức tốc nhiều người....Kết thúc bản điều trần, ông Phan đã buộc tội chính quyền Đông Dương đã nhân việc dân xin giảm sưu thuế, mà "tàn sát lương dân, khủng bố nhân sĩ, phá hủy trường học và hội buôn"...
Sau bản điều trần này, Phan Châu Trinh còn viết thêm một tập ký lấy tên là ''Trung Kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký'' (Tập ký kêu oan kể đầu đuôi vụ dân biến ở Trung Kỳ), rồi gửi cho thượng thư bộ Thuộc địa và toàn quyền Đông Dương.
Cả hai đều là bản cáo trạng chất chứa đầy hờn căm của ông <ref> Lược theo ''Từ điển văn học'' (bộ mới. NXB Thế giới, 2004, tr. 1382) và ''Thơ văn Phan Chu Trinh'' (NXB Văn học, 1983, tr. 23-25).</ref>.
==Ý kiến liên quan==