Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ 1908”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thêm tài liệu
Dòng 28:
 
===Diễn biến tại một số tỉnh===
====Tại Quảng Nam====
Phong trào khởi phát bằng cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân [[Quảng Nam]] vào đầu [[tháng 3]] năm [[1908]].
 
Dòng 44:
Tại phủ lỵ [[Thăng Bình]], cũng xảy ra việc tương tự, tức là dân chúng bắt viên tri phủ cùng đi sưu. Lính đến vây, bắn bị thương và bắt đi một số...Tại làng Gia cốc thuộc phủ [[Duy Xuyên]], dân chúng kéo đến bắt viên chánh tổng Trần Quất, đốt râu, buộc đá dìm chết (7 tháng 4), sau đó mới kéo đến phủ lỵ. Các phủ lỵ [[Tam Kỳ]], [[Hòa Vang]],...dân chúng thảy đều nổi dậy, làm cho công sứ Charles phải ban hành lệnh giới nghiêm, và tăng cường lính cho các phủ huyện.
 
====Tại Quảng Ngãi====
Ở [[Quảng Ngãi]], nghe dân chúng xôn xao bàn tán về việc đòi giảm sưu thuế của nhân dân tỉnh [[Quảng Nam]], viên công sứ Daudet bèn đi đến một số xã thôn để phủ dụ dân chúng. Mặc dù vậy, chiều ngày 28 tháng 3<ref>Theo nhóm Đinh Xuân Lâm (tr. 157). ''Dư địa chí Quảng Ngãi'' (bản điện tử, địa chỉ ghi bên dưới) ghi là ngày 24 tháng 3.</ref> phong trào bắt đầu bùng lên tại tỉnh này.
 
Dòng 52:
Ngày 31 [[tháng 3]], một ngàn rưỡi người biểu tình đến vây kín Tòa sứ tỉnh. Công sứ Daudet ra lệnh đàn áp và bắt giam một số người, trong đó có [[Lê Khiết]] và [[Nguyễn Bá Loan]], là hai người đứng đầu<ref> Ngày 7 [[tháng 4]] năm 1908, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, Nguyễn Thụy, Nguyễn Đình Quản, Phạm Cao Chẩm,... đều bị bắt (nguồn:'' Dư địa chí Quảng Ngãi''). Phạm Văn Sơn ghi Lê Khiết và Bá Loan bị bắt ngày 12 tháng 4 (tr. 416).</ref>. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân dân chùn bước. Từ các nơi, họ kéo đến ngày càng đông, khiến nhà cầm quyền Pháp phải điều động lính khố đỏ từ [[Bắc Kỳ]] <ref>Chép theo nhóm Đinh Xuân Lâm (tr. 157). ''Dư địa chí Quảng Ngãi'' ghi là lính khố đỏ ở [[Quảng Nam]] (trung đội Lagani).</ref> vào đàn áp, mãi đến cuối tháng tình hình mới tạm lắng dịu.
====Tại Bình Định====
Đoàn người biểu tình mang theo dao kéo, cắt "búi tóc"<ref>Búi tóc, áo dài, răng nhuộm đen,...đối với các nhà nho xưa là "quốc hồn quốc túy". Nhưng đối với phái cải cách thì đó là biểu hiện của sự hủ lậu... Bởi thế, họ hô hào cắt búi tóc, mặc áo cộc, lấy mũ thay cho khăn, cạo răng cho trắng...(giải thích của [[Thanh Lãng]], ''Bảng lược đồ văn học Việt Nam]'', quyển 2, tr. 94).</ref> tất cả những người gặp trên đường. Họ gọi nhau là "đồng bào", khắc con dấu, phát truyền đơn, cáo thị...Ngoài ra, họ còn đi lùng bắt một số nhân viên thu thuế chợ, cường hào và hương lý mà bấy lâu nay đã sách nhiễu dân để trừng trị.
Đến ngày 18 [[tháng 4]], số người biểu tình đã lên đến hàng [[vạn]]. Họ lần lượt kéo đến bao vây tỉnh thành [[Bình Định]], hết đợt này đến đợt khác. Nhiều cuộc xung đột đã diễn ra tại đây.
 
====Tại Thừa Thiên====
Đầu [[tháng 4]], nhân dân [[Thừa Thiên]] biểu tình. Nhà cầm quyền liền điều lính tới nổ súng ngăn chặn. Bị cản trở, đoàn người bị áp bức liền xông lên đánh nhau với đội lính, rồi bắt trói viên phó lãnh binh và bắt viên Phủ doãn phải dẫn đầu đoàn biểu tình (11 tháng 4). Trên đường đến [[Kinh đô Huế]], một số nơi đã bố trí sẵn để cắt tóc ngắn và khâu áo ngắn lại (tức theo xu hướng cải cách) cho những ai còn búi tóc và mặc áo dài.
Để cổ vũ phong trào, học sinh [[trường Quốc học]] và trường Quốc Tử Giám ở [[Huế]] còn đến đọc thơ ca, hò vè mang nội dung yêu nước. Lo ngại, thực dân Pháp phải đưa vua [[Duy Tân]] (khi ấy mới 8 tuổi) ra phủ dụ nhưng không có tác dụng. Cuối cùng, họ phải điều lính đến đàn áp. Cuộc xô xát lớn đã diễn ra ở đầu [[cầu Trường Tiền]], làm nhiều người bị bắt và bị trúng đạn. Đến khi ấy, mới giải tán được.
 
====Tại cácPhú nơi khácYên====
Khởi đầu là cuộc vận động “cắt tóc” diễn ra sôi nổi trong dân chúng khắp nơi trong tỉnh. Cuộc vận động này dần trở thành một phong trào làm cho chính quyền thực dân lo ngại. Hành động tiếp theo của người dân (chủ yếu là nông dân, trên tay không vũ khí) là tổng tiến hành các cuộc biểu tình đưa kiến nghị lên các quan phủ huyện đòi giảm sưu thuế.
Tuy có chậm hơn, nhưng ở [[Phú Yên]] (giữa tháng 5), [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]] (đều cuối [[tháng 5]]) cũng đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế.
 
Đầu tiên là ở huyện [[Đồng Xuân]]. Ngày 5 [[tháng 5]] năm [[1908]], nhờ một số nhân sĩ hướng dẫn, đông đảo người dân đã kéo đến huyện lỵ để xin giảm sưu thuế. Ngày 11 tháng 5 năm 1908, một đoàn biểu tình khác khoảng 200 người kéo đến phủ đường [[Tuy An]], hô vang các khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế. Một số người bị kích động xông vào đoạt súng của giám binh Pháp Fourré, nhưng liền bị đẩy lui.
 
Ở phía nam [[Phú Yên]], các cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn nhân dân khắp các làng, tổng thuộc phủ Tuy Hòa tham gia. Trước áp lực đông đảo của hơn hai ngàn người, tri phủ Tuy Hòa là Nguyễn Hoàng vội đóng chặt nha phủ, điện báo cho công sứ Sông Cầu là dân “Tuy Hòa đang nổi loạn” rồi trốn biệt.
Đến ngày 13 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra tỉnh lỵ [[Sông Cầu]]. Nhưng khi đến Trạm Gành (thuộc huyện [[Tuy An]]), thì bị quân của lãnh binh Legot chặn lại. Một cuộc xô xát xảy ra, làm một số người chết và bị thương vì trúng đạn của đối phương. Mặc dù vậy, đoàn biểu tình vẫn không chịu dừng lại. Đến khi ấy, chính quyền thực dân đã phải bèn điều thêm một trung đội lính khố đỏ đang đóng tại tỉnh lỵ Sông Cầu đến tiếp tay.
Ngày 14 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra đến cầu Tam Giang – cửa ngõ vào tỉnh lỵ Sông Cầu, thì lại vấp phải quân Pháp. Thêm hàng trăm người bị giết và hàng chục người bị bắt giam. Đến lúc này cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Phú Yên mới hoàn toàn tan rã.
 
====Tại các nơi khác====
Tuy có chậm hơn, nhưng ở [[Phú Yên]] (giữacuối tháng 5), [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]] (đều cuối [[tháng 5]]) cũng đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế.
 
===Bị đàn áp mạnh, phong trào thất bại===
Hàng 89 ⟶ 99:
==Xem thêm==
*[[Phan Châu Trinh]]
*[[CuộcPhong vận độngtrào Duy Tân]]
==Chú thích ==
Hàng 99 ⟶ 109:
*[http://www.quangngai.gov.vn/userfiles/file/dudiachiquangngai/PHANII/CHUONG_VIII/PHONGTRAOYEUNUOCCHONGPHAP1885-1930.htm Trang liên quan trong Dư địa chí Quảng Ngãi]
*[http://vanhoanghean.vn/tap-chi/nguoi-xu-nghe/996-nhan-dan-nghe-tinh-huong-ung-phong-trao-chong-suu-thue-quang-nam-nam-1908.html Nhân dân Nghệ Tĩnh hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Quảng Nam năm 1908]
*[http://www.baophuyen.com.vn/Trangch%E1%BB%A7/Ph%C3%BAY%C3%AAn%C4%90%E1%BA%A5tNg%C6%B0%E1%BB%9Di/Ng%C6%B0%E1%BB%9DiPh%C3%BAY%C3%AAn/tabid/117/GId/117/itemIndex/-1/NId/26908/Default.aspx 100 năm phong trào chống xâu, thuế ở Phú Yên (1908-2008)]
[[Thể loại:Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc]]