Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diên Phước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
 
* '''[[Đình]]:''' có ba đình là Đình Phước Tuy, Đình An Đinh và Đình Phò Thiện.
* '''[[Miếu]]:''' có các Miếu Gò Găng, miếu Tư Văn(theo các bật cao niên ở thôn Phước Tuy (trước đây là [[Văn miếuchỉ DiênPhước KhánhĐiền]]) tọa lạc tại thôn Phước Tuy 1. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), Văn chỉ Phước Điền được quan Bố chánh Ngô Văn Địch và Tri phủ Đặng Trọng Dật khởi xướng xây dựng tại ấp Phật Tỉnh xã Phú Ân (ở chỗ nay là Cây Da làng Phú Ân) làm nơi tế tự cho học giới phủ Diên Khánh, bước đầu che tạm bằng vật liệu thô sơ, chưa được lớn đẹp.
Năm Tự Đức thứ 6 (1853) quan Án sát Đỗ Thúc Tỉnh xem xét phong thủy, hội ý với quan Giáo thọ Trương Đức Lân, triệu tập văn thân huyện dời đền thờ về dựng ở phía đông phủ lỵ (thuộc ấp Thanh Tự, xã Phú Ân), vận động người trong tỉnh hạt đóng góp tiền của công sức xây dựng Văn chỉ kiên cố, to đẹp, sau một năm thì hoàn thành (1854).
Năm Thành Thái thứ 4 (1892) người trong hạt tự nguyện quyên góp tiền của tu bổ Văn chỉ lần thứ hai.
Đến năm Thành Thái thứ 7 (1895), do sự học trong huyện không phát triển, nhiều năm không có học sinh thi đỗ, quan Đốc học Nguyễn Liễn xem xét phong thủy, cho chuyển dời Văn chỉ lên cuộc đất mới ở Gò Sòng, xã Phước Tuy (nay là xã Diên Phước). Vị trí miếu nơi đất mới có gò cao (Gò Sòng), ao sâu (bàu sen bên cạnh gò Sòng) là thế bút nghiên chững chạc, giữa cảnh trí tôn nghiêm, bề thế. Công việc chuyển dời do quan đồng Tri phủ Lê Quang Cảnh cùng các vị trong Văn hội đứng ra đốc trách thực hiện.
Năm Bảo Đại thứ 16 (1941) tu bổ và mở rộng các kiến trúc của Văn chỉ Diên Khánh gồm Chánh điện, Bái đường, nhà Tây.
Năm 1958, nhận thấy cơ sở vật chất của Văn chỉ Diên Khánh trải qua thời gian chiến tranh bị hư hỏng nhiều, Ban trị sự Quận hội Khổng học Diên Khánh hội ý với các phụ lão làng Phú Lộc cùng nhất trí lấy đất và nền cũ của Văn miếu tỉnh làm chỗ di kiến Văn miếu Diên Khánh. Để có ngân quỹ, các cụ bán bớt tự điền và đất miếu sở tại ở Phước Tuy, chuyển cây gỗ, vật liệu từ Văn chỉ Diên Khánh về xây dựng lại trên nền cũ của Văn miếu tỉnh ở thôn Phú Lộc đã tiêu thổ năm 1948. Qua năm 1959 làm lễ khánh thành Văn miếu Diên Khánh.( Theo Văn Miếu Diên Khánh của tác giả Nguyễn Man Nhiên)
 
 
 
Có ba nhà thờ họ gồm nhà thờ [[họ Phan]], nhà thờ [[họ Huỳnh]] và nhà thờ [[họ Nguyễn]].