Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kepler-10c”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 66:
Kepler-10c là hành tinh nằm phía ngoài trong hai hành tinh quay quanh Kepler-10, với [[chu kỳ quỹ đạo]] bằng 45,29485 [[ngày|ngày Trái Đất]] ở khoảng cách 0,2407 [[đơn vị thiên văn|AU]]. Hành tinh phía trong, Kepler-10b, là một hành tinh<ref name=Fressin2011 /> đá có chu kỳ quỹ đạo ~0,8 ngày ở khoảng cách 0,01684 AU.<ref name=datatable /> [[nhiệt độ cân bằng hành tinh|Nhiệt độ cân bằng]] của Kepler-10c ước tính bằng 584 K, nóng hơn khoảng 4 lần so với [[Sao Mộc]]. [[Độ nghiêng quỹ đạo]] của hành tinh bằng 89,65º, hay khi nhìn từ Trái Đất sẽ hầu như thấy cạnh của mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh sao Kepler-10. Các nhà thiên văn đã quan sát các lần hành tinh này đi ngang qua ngôi sao chủ.<ref name=datatable />
 
Kepler-10c có khối lượng ước tính bằng 15–19 [[khối lượng Trái Đất]]. Với bán kính ước tính chỉ bằng 2,35 (2,31 đến 2,44) lần [[bán kính Trái Đất]] (do đó thể tích của nó xấp xỉ 12–15 lần thể tích Trái Đất), và mật độ khối lượng riêng lớn hơn so với của Trái Đất (6–8 g cm<sup>−3</sup>), nó khó thể thể chứa một lượng đáng kể khí [[hiđrô]] và [[heli]]. Bầu khí quyển chứa nhiều hiđrô có thể đã bị mất dần qua thời gian 10,6 tỷ năm của hệ sao Kepler-10. Ngoài ra, khả năng lớn là thành phần của hành tinh chủ yếu là đá, với [[nước]] chiếm 5–20% theo khối lượng. Lượng nước này có thể chủ yếu tập trung ở dạng pha "băng nóng" dưới áp suất cao.<ref name="harps"/><ref name="NASA-20140602" />
 
== Xem thêm ==