Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng không giật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
 
Liên Xô cũng đã thiết kế các loại vũ khí không giật từ năm 1923. Đến năm 1930 đã có rất nhiều vũ khí loại này được chế tạo và thí nghiệm với các cỡ đạn từ 37 mm đến 305 mm. Một số mẫu nhỏ nhất đã được thử nghiệm trên các máy bay ([[Grigorovich I-Z]] và [[Tupolev I-12]]) một số đã được chế tạo hạn chế và mang ra chiến đấu, tuy nhiên việc nghiên cứu đã bị bỏ ngỏ như kết quả phụ của cuộc [[Đại thanh trừng]]. Khẩu súng không giật được biết đến nhiều nhất là khẩu Model 1935 76 mm DRP được thiết kế bởi [[Leonid Kurchevsky]]. Một số khẩu đã được gắn trên xe tải và tham gia chiến đấu trong [[cuộc chiến mùa Đông]]. Hai khẩu đã bị Phần Lan thu được và mang đi thử nghiệm, một khẩu đã được trao cho Đức cũng để thí nghiệm năm 1940.
 
Khẩu súng không giật đầu tiên đưa vào chiến đấu trong quân đội Đức là khẩu [[Leichtgeschütz 40]], thiết kế không giật với cỡ đạn 75 mm nòng trơn cũng được dùng trong lực lượng [[lính dù]] với các loại pháo hữu dụng và các loại vũ khí chống tăng mà thường được thả xuống chiến trường một cách mau chóng. Thiết kế này đã trở nên hữu dụng trong cuộc xâm chiếm [[Crete]] với mẫu sử dụng loại đạn 105 mm. Điều thú vị là các phiên bản này lại bị [[quân đội Hoa Kỳ]] sao chép một cách lỏng lẽo, sau đó lại nói ngược lại là Đức đã sao chép công nghệ của khẩu [[Bazooka]]. Hoa Kỳ có một chương trình nhưng không rõ là dùng để phát triển hay sao chép thiết kế vì nó cũng có các khác biệt trên thực tế. Nhật Bản cũng đã phát triển các loại súng không giật chống tăng để tiến hành bảo vệ lãnh thổ cũng như phục vụ việc tấn công vào lục địa của mình. Dù vậy các loại súng không giật vẫn xuất hiện rất ít trong suốt cuộc chiến cho dù mẫu súng không giật của Hoa Kỳ đã trở nên ngày càng phổ biến vào năm 1945.