Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Astoria (CA-34)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 87:
 
=== Trận chiến biển Coral ===
''Astoria'' tái gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 17 vào ngày [[14 tháng 3]] và tuần tra tại vùng biển Coral cho đến hết [[tháng 3]]. Do ở liên tục ngoài biển kể từ ngày [[16 tháng 2]], dự trữ tiếp liệu của ''Astoria'' đã rất thấp, nên Chuẩn Đô đốc Fletcher cho tách nó ra để được nhận tiếp liệu từ tàu tiếp tế [[USS Bridge (AF-1)|''Bridge'']] tại Nouméa cùng với [[USS Portland (CA-33)|'' Portland '']], ''Hughes'' và ''Walke''. Đến nơi vào ngày [[1 tháng 4]], chiếc tàu tuần dương lại phải ra khơi ngay ngày hôm sau. Nó tiếp tục tuần tra tại vùng biển Coral trong hai tuần trước khi Lực lượng Đặc nhiệm 17 hướng đến [[Tongatapu]], nơi nó cùng với lực lượng của ''Yorktown'' trải qua tuần lễ từ ngày [[20 tháng 4|20]] đến ngày [[27 tháng 4]].
 
Vào khoảng thời gian này, các báo cáo [[tình báo]] đã thuyết phục được Đô đốc [[Chester Nimitz]] rằng đối phương đang dự định chiếm cảng Moresby, trên bờ biển Đông Nam của [[New Guinea]], và ông quyết tâm ngăn trở âm mưu này. Ông gửi Lực lượng Đặc nhiệm 11, được hình thành chung quanh tàu sân bay ''Lexington'' vừa được tân trang, và được dẫn đầu bởi một chỉ huy mới, Chuẩn Đô đốc [[Aubrey W. Fitch]], để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 17 của Fletcher. ''Astoria'' trở ra khơi cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 17 vào ngày [[27 tháng 4]] để gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 11. Hai lực lượng gặp nhau tại phía Đông khu vực biển Coral sáng ngày [[1 tháng 5]].
 
Cuối buổi chiều ngày [[3 tháng 5]], Chuẩn Đô đốc Fletcher nhận được tin tức về việc lực lượng Nhật Bản chiếm đóng Tulagi tại quần đảo Solomon. ''Astoria'' đã hộ tống cho ''Yorktown'' vào ngày hôm sau khi chiếc tàu sân bay tung ra ba đợt không kích vào tàu bè đối phương ngoài khơi Tulagi. Đô đốc Fletcher thoạt tiên cân nhắc ý định gửi ''Astoria'' cùng [[USS Chester (CA-27)|''Chester'']] đến kết liễu những con tàu đối phương bị hư hại ngoài khơi Tulagi bằng hải pháo, nhưng sau đó lưỡng lự và quyết định giữ lực lượng của mình tập trung dành cho những hoạt động tiếp theo. Sau đó là hai ngày tạm lắng khi Lực lượng Đặc nhiệm 17 được tiếp nhiên liệu chuẩn bị cho trận chiến sắp xảy đến. ''Astoria'' hộ tống cho ''Yorktown'' vào ngày [[7 tháng 5]] khi máy bay của nó hợp cùng lực lượng của ''Lexington'' truy lùng và đánh chìm tàu sân bay Nhật [[Shōhō (tàu sân bay Nhật)|''Shōhō'']]. Tuy nhiên, máy bay Nhật cũng tìm thấy và đánh chìm tàu chở dầu [[USS Neosho (AO-23)|''Neosho'']] và tàu khu trục ''Sims'' hộ tống cho nó.
 
Các tàu sân bay của Fletcher lại tung máy bay ra vào sáng sớm ngày [[8 tháng 5]], trong khi ''Astoria'' và các tàu khác trong lực lượng hộ tống chuẩn bị sẵn sàng hỏa lực phòng không để đối phó sự trả đủa được dự đoán từ tàu sân bay Nhật [[Zuikaku (tàu sân bay Nhật)|''Zuikaku'']] và [[Shōkaku (tàu sân bay Nhật)|''Shōkaku'']]. Máy bay đối phương tìm thấy Lực lượng Đặc nhiệm 17 lúc 11 giờ 00 sáng hôm đó và nhanh chóng xông vào tấn công. Hầu như cùng lúc đó, máy bay của ''Yorktown'' và ''Lexington'' cũng bố trí cuộc tấn công vào lực lượng hạm đội đối phương. Phi công Nhật hầu như tập trung toàn bộ nỗ lực trên hai chiếc tàu sân bay Mỹ trong khi chúng đang tách xa nhau cùng với các tàu hộ tống phối thuộc, lên đến khoảng cách {{convert|6|to|8|mi|km|abbr=on}} lúc trận chiến kết thúc. [[Máy bay ném bom-ngư lôi]] mở đầu cuộc tấn công, trong khi máy bay bay ném ngư lôi và [[máy bay ném bom bổ nhào]] phối hợp tấn công vào giai đoạn sau, và đã đánh trúng ''Lexington''.
 
Hoạt động tác chiến trong ngày [[8 tháng 5]], theo lời kể của Thuyền phó ''Astoria'', [[Trung tá Hải quân]] Chauncey R. Crutcher, là "ngắn ngủi, kèm theo hỏa lực phòng không dày đặc để chống lại một đối phương rất kiên quyết...." ''Astoria'' trợ giúp vào việc dựng nên một hàng rào phòng thủ chung quanh ''Lexington'' vào lúc bắt đầu trận đánh, và sau khi lực lượng được chia tách, nó chuyển sang hoạt động phòng không cho ''Yorktown''. Xạ thủ của nó báo cáo đã bắn rơi ít nhất bốn máy bay đối phương trong cuộc tấn công vốn "kết thúc một cách bất ngờ giống như lúc bắt đầu."
 
Vào khoảng 12 giờ 45 phút, mặc dù hư hại nặng nhưng tình trạng xem ra vẫn còn nổi được, ''Lexington'' chịu đựng những vụ nổ bên trong dữ dội làm rung chuyển cả con tàu. Các đám cháy lan tràn không thể kiểm soát, và động cơ của nó ngừng hoạt động lúc 16 giờ 30 phút. Chín mươi phút sau, Đại tá Hải quân [[Frederick C. Sherman]] thuyền trưởng ra lệnh bỏ tàu. Sau khi hoàn tất các hoạt động cứu vớt, và số phận của ''Lexington'' được kết thúc bởi ngư lôi của tàu khu trục [[USS Phelps (DD-360)|''Phelps'']], Lực lượng Đặc nhiệm 17 bắt đầu chậm chạp rút lui khỏi biển Coral, phải chịu thiệt hại nặng nhưng cũng gây một thất bại chiến lược cho phía Nhật Bản khi đã chặn đứng cuộc chiếm đóng cảng Moresby.
 
''Astoria'' lên đường đi Nouméa cùng với ''Minneapolis'', [[USS New Orleans (CA-32)|''New Orleans'']], ''Anderson'', ''Hammann'', [[USS Morris (DD-417)|''Morris'']] và [[USS Russell (DD-414)|''Russell'']]. Lực lượng này đến nơi vào ngày [[12 tháng 5]], nhưng lại phải khởi hành ngay sáng hôm sau, hướng về Trân Châu Cảng ngang qua Tongatapu, và đến Oahu ngày [[27 tháng 5]].
 
=== Trận Midway ===
''Astoria'' chỉ ở lại Trân Châu Cảng cho đến ngày [[30 tháng 5]], khi nó trở ra khơi cùng với ''Yorktown'' vừa được sửa chữa hối hả nhằm chuẩn bị một đòn tấn công lớn khác của hạm đội Nhật Bản, lần này nhắm vào Midway. Các chuyến bay trinh sát thực hiện từ hòn đảo đã phát hiện ra lực lượng đổ bộ chính của đối phương, bao gồm tàu vận tải, tàu quét mìn và hai tàu chở thủy phi cơ, vào sáng sớm ngày [[3 tháng 6]], nhưng lực lượng tàu sân bay đối phương đã tránh không bị phát hiện cho đến sáng ngày [[4 tháng 6]]. Chiếc tàu tuần dương hạng nặng đã bảo vệ cho ''Yorktown'' khi chiếc tàu sân bay bắt đầu các đợt không kích lúc 08 giờ 40 phút. Trong khi máy bay cất cánh góp phần vào việc tiêu diệt lực lượng tàu sân bay Nhật Bản, ''Astoria'' và các tàu cùng đi chuẩn bị đối phó với đòn đáp trả không thể tránh khỏi của quân Nhật.
 
Đòn phản công chỉ đến vào lúc gần giữa trưa, khi các phi công chiến thắng của ''Yorktown'' bắt đầu quay trở về tàu. 18 máy bay ném bom bổ nhào [[Aichi D3A|Aichi D3A1]] "Val" đã bay đến tấn công chiếc tàu sân bay. [[Máy bay tiêm kích]] [[F4F Wildcat|F4F-4 Wildcat]] thuộc Phi đội Tiêm kích VF-3 đã bắn rơi 10 trong số những kẻ tấn công, nhưng tám chiếc còn lại đã tìm cách vượt qua được hàng rào [[tuần tra chiến đấu trên không]]. ''Astoria'' hợp sức với ''Portland'' và các tàu khu trục hộ tống bắn rơi thêm được hai chiếc, nhưng sáu chiếc đã tấn công nhắm vào ''Yorktown'', và ba chiếc đã trúng đích. Một trong các quả bom đánh trúng ống khói con tàu, gây ra các đám cháy ngay cạnh phòng chỉ huy hạm đội của Chuẩn Đô đốc Fletcher và ban tham mưu của mình. Đến khoảng 13 giờ 10 phút, ông buộc phải chuyển cờ hiệu của mình sang ''Astoria''.
 
Các đội kiểm soát hư hỏng của ''Yorktown'' đã làm việc cật lực, và đến 13 giờ 40 phút nó lại có thể di chuyển được bằng chính động lực của mình, cho dù chỉ với vận tốc {{convert|18|to|20|kn|km/h|abbr=on}}. Vào lúc khoảng 14 giờ 30 phút, một đợt tấn công thứ hai, bao gồm 10 chiếc máy bay ném bom-ngư lôi [[Nakajima B5N|Nakajima B5N2]] "Kate" được hộ tống bởi sáu máy bay tiêm kích [[A6M Zero|Zero]], xông đến và băng qua hàng rào tuần tra chiến đấu trên không yếu kém. ''Astoria'' và các tàu hộ tống khác tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công từ bốn phía khác nhau khi hướng mọi nòng súng nhắm vào chúng và tạo nên những cột nước trên đường bay của kẻ tấn công. Dù sao, bốn chiếc "Kate" thực hiện được cú tấn công và phóng các quả ngư lôi ở khoảng cách chỉ có {{convert|500|yd|m|abbr=on}}. ''Yorktown'' né tránh được hai, nhưng hai quả khác lại đánh trúng con tàu. Đến 15 giờ 00, lệnh bỏ tàu được phát ra. ''Astoria'' thả các xuồng cứu sinh để trợ giúp vào việc cứu những người còn lại của ''Yorktown''. Đêm hôm đó, chiếc tàu tuần dương rút lui về phía Đông cùng với phần còn lại của hạm đội để chờ trời sáng, để lại một chiếc tàu khu trục duy nhất, ''Hughes'', bên cạnh chiếc tàu sân bay hư hỏng.
 
Ngày hôm sau, ''Yorktown'' vẫn còn nổi, nên bắt đầu có những nỗ lực để cứu con tàu. Mặc dù lực lượng Nhật Bản đã từ bỏ cuộc tấn công Midway và rút lui về hướng chính quốc, tàu ngầm [[I-168 (tàu ngầm Nhật)|''I-168'']] vẫn được lệnh đánh chìm ''Yorktown''. Sau 24 giờ tìm kiếm, tàu ngầm đối phương tìm thấy con mồi vào ngày [[6 tháng 6]] và đã tấn công bằng một loạt bốn quả ngư lôi. Một quả trượt hoàn toàn, hai quả sượt qua bên dưới tàu khu trục ''Hammann'' đang neo đậu cạnh chiếc tàu sân bay và phát nổ bên lườn của ''Yorktown'', trong khi quả thứ tư đánh trúng ''Hammann'' ngay giữa tàu, khiến nó chìm chỉ trong vòng bốn phút. Chiếc tàu sân bay vẫn tiếp tục nổi cho đến sáng sớm ngày [[7 tháng 6]]. Lúc gần bình minh, nó lật úp và chìm.
 
''Astoria'' tiếp tục là soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 17 khi hoạt động tại phía Bắc Midway cho đến ngày [[8 tháng 6]] khi Lực lượng Đặc nhiệm 11 đến nơi, và Chuẩn Đô đốc Fletcher chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc tàu sân bay ''Saratoga''. Ngày [[11 tháng 6]], hài lòng với việc đòn tấn công chủ lực của Nhật Bản đã bị đẩy lùi, Đô đốc Nimitz ra lệnh cho các lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay của mình quay trở về Hawaii, và ''Astoria'' cùng với chúng về đến Trân Châu Cảng ngày [[13 tháng 6]]. Trong đầu mùa Hè năm [[1942]], nó hoàn tất các sửa chữa và thay đổi tại [[xưởng Hải quân Trân Châu Cảng]] và tiến hành huấn luyện tại vùng biển Hawaii.
 
=== Trận chiến đảo Savo ===
Vào đầu [[tháng 8]], ''Astoria'' được phân về Đội Đặc nhiệm 62.3 thuộc nhóm Hỗ trợ Hỏa lực L để bảo vệ cho các cuộc đổ bộ lên [[Guadalcanal]] và [[Tulagi]]. Sáng sớm ngày [[7 tháng 8]], chiếc tàu tuần dương hạng nặng đi vào vùng biển giữa Guadalcanal và [[đảo Florida]] về phía Nam quần đảo [[Solomon]]. Suốt ngày hôm đó, nó hỗ trợ cho lực lượng Thủy quân Lục chiến khi họ đổ bộ lên Guadalcanal và nhiều đảo nhỏ khác lân cận. Quân Nhật tung ra một cuộc không kích phản công trong các ngày [[7 tháng 8|7]]-[[8 tháng 8]], và ''Astoria'' đã giúp vào việc phòng thủ các tàu vận tải chống trả các cuộc tấn công.
 
Trong đêm [[8 tháng 8|8]]-[[9 tháng 8]], một lực lượng hải quân Nhật Bản bao gồm bảy tàu tuần dương và một tàu khu trục dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Gunichi Mikawa]] đã lẻn đến [[đảo Savo]] và tấn công các tàu chiến Mỹ. Vào lúc đó, ''Astoria'' đang tuần tra về phía Đông đảo Savo trong đội hình hàng dọc phía sau [[USS Vincennes (CA-44)|''Vincennes'']] và [[USS Quincy (CA-39)|''Quincy'']]. Lực lượng Nhật Bản vượt qua eo biển về phía Tây đảo Savo và trước tiên nổ súng vào lực lượng ''Chicago'' - [[HMAS Canberra (D33)|HMAS ''Canberra'']] vào khoảng 01 giờ 40 phút sáng ngày [[9 tháng 8]], bắn trúng cả hai chiếc tàu tuần dương bằng ngư lôi và đạn pháo. Sau đó, một cách tình cờ, họ tách ra thành hai nhóm và chuyển hướng chung lên phía Đông Bắc, vượt ngang cả hai bên ''Astoria'' và hai tàu cùng đi. Tàu tuần dương đối phương nổ súng vào lực lượng vào lúc khoảng 01 giờ 50 phút, và chiếc tàu tuần dương hạng nặng lập tức bắn trả. Nó ngừng bắn một lúc ngắn vì vị chỉ huy của nó tạm thời tưởng nhầm lực lượng Nhật Bản là tàu bạn, rồi lại tiếp tục bắn trả. ''Astoria'' không bị trúng phát nào trong bốn loạt đạn đầu tiên của Nhật, nhưng loạt thứ năm bắn trúng cấu trúc thượng tầng ở giữa tàu. Tiếp nối nhanh chóng, đạn pháo đối phương đã loại khỏi vòng chiến đấu [[tháp pháo]] số 1 và làm bùng phát một đám cháy nghiêm trọng trong hầm chứa máy bay khiến nó cháy sáng rực, trở thành một mục tiêu được chiếu sáng rõ ràng cho đối phương.
 
Từ thời điểm đó, những loạt đạn pháo Nhật Bản chính xác chết người dập nó không thương xót, và ''Astoria'' bắt đầu mất tốc độ. Bẻ lái sang phải để tránh đám cháy trên chiếc ''Quincy'' vào khoảng 02 giờ 01 phút, ''Astoria'' loạng choạng khi các quả đạn pháo đối phương bắn trúng phía sau cột ăn-ten và đuôi tàu. Không lâu sau đó, ''Quincy'' quay ngang mũi ''Astoria'', cháy rực từ mũi đến đuôi tàu. ''Astoria'' bẻ hết lái sang mạn trái để tránh va chạm trong khi con tàu chị em đã tơi tả đi ngang sang mạn phải. Khi con tàu bẻ lái, đèn pha của tàu tuần dương Nhật [[Kinugasa (tàu tuần dương Nhật)|''Kinugasa'']] đã chiếu sáng vào nó, và thủy thủ trên tàu truyền lệnh đến tháp pháo số 2 để bắn vào đèn pha đối phương. Khi tháp pháo trả lời bằng loạt đạn thứ 12 cũng là loạt cuối cùng, các quả đạn pháo trượt khỏi ''Kinugasa'', nhưng trúng tháp pháo số 1 của tàu tuần dương [[Chōkai (tàu tuần dương Nhật)|''Chōkai'']].
 
''Astoria'' mất lái từ cầu tàu vào lúc khoảng 02 giờ 25 phút, phải chuyển sự điều khiển sang trạm trung tâm, và bắt đầu chạy zig-zag về hướng Nam. Trước khi nó đi được xa, chiếc tàu tuần dương hạng nặng bị mất điện toàn bộ. May mắn thay, phía Nhật Bản chọn đúng thời khắc đó để rút lui. Đến 03 giờ 00, gần 400 người, bao gồm khoảng 70 người bị thương, tập trung trên sàn tàu phía trước.
 
{{sơ khai hàng hải}}