Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân hàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 78:
Tuy có được hệ thống cấp bậc "Cửu phẩm" từ rất lâu, nhưng tại phương Đông, rất ít cải tiến về chiến thuật quân sự, cũng như hệ thống nhận diện cấp bậc quân sự không rõ ràng và ổn định. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, khi Nhật Bản bắt đầu tiếp thu cải cách theo phương Tây, mới cải tiến hệ thống cấp bậc võ quan thực sự khoa học, với danh xưng và nhận diện rõ ràng.
 
Năm 1867, quân đội Nhật Bản được tổ chức thành [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]]. Một hệ thống cấp bậc quân đội được thiết lập. Hai năm sau, [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] cũng được tổ chức và áp dụng luôn hệ thống quân hàm Lục quân vào hệ thống cấp bậc của mình.
Hệ thống cấp bậc Quân đội Đế quốc Nhật Bản xếp từ cao xuống thấp:
 
* Nguyên soái đại tướng (元帥大将, ''gensui taisho'')
* [[Đại tướng]] (大将, ''taisho'')
* [[Trung tướng]] (中将, ''chusho'')
Dòng 98:
* Nhị đẳng binh (二等兵, ''nitōhei'')
 
Năm 1872, cấp bậc Nguyên soái (''Gensui'') và Đại Nguyên soái (''Dai-Gensui'') cũng được thành lập. Cấp bậc Đại Nguyên soái chỉ phong cho các [[Thiên hoàng]]. [[Saigō Takamori]] là người đầu tiên và duy nhất thụ phong hàm Nguyên soái Lục quân vì chỉ sau đó 1 năm thì cấp bậc Nguyên soái bị bãi bỏ và Saigō Takamori trở lại hàm Đại tướng Lục quân. Mãi đến năm 1898, cấp bậc Nguyên soái đại tướng (元帥大将, ''gensui taisho'') được thiết lập trở lại và được sử dụng cho đến năm 1945.
Hệ thống quân hàm sĩ quan của Tân quân nhà Thanh.
 
Bên cạnh sức bành trướng của [[Đế quốc Nhật Bản]], sự tiến bộ của hệ thống cấp bậc quân hàm này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết hệ thống quân hàm các nước vùng [[Đông Á]].
 
Tại [[Trung Quốc]], mãi đến năm 1901, khi [[Viên Thế Khải]] cải tổ lực lượng Tân quân dưới quyền ông ta, thì một hệ thống quân hàm sĩ quan cũng được đặt ra với 3 cấp và 9 bậc:
 
* Chính đô thống (''正都统'')
* Phó đô thống (''副都统'')