Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 183:
[[Nhạc Phi]] được tin [[Lưu Kĩ]] thắng trận cũng lập tức sai quân giải phóng Lưỡng Hoài, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Thấy [[Nhạc Phi]] thắng trận liên tục, [[Tần Cối]] rất lo lắng, lại thấy bộ tướng của [[Trương Tuấn]] là [[Vương Đức]] đã giành lại Túc, Bạc hai châu, sợ [[Trương Tuấn]] được dùng lại nên tìm cách khích Cao Tông không dùng Trương Tuấn, rồi lại ngầm sai [[Vương Thứ Ông]] vu cáo tể tướng [[Triệu Đỉnh]], khiến Đỉnh bị đày đến Triều châu.
 
Lúc này [[Ngột Truật]] dẫn 30 vạn quân đánh vào Yển Thành - bộ chỉ huy của Nhạc Phi, nhưng cũng thất bại phải lui về tận Khai Phong. [[Nhạc Phi]] thừa thắng trận, kéo quân muốn thu phục Lưỡng Hà, giành lại [[Trung Nguyên]]. Phi nhanh chóng giành lại các châu Hoài, Vệ, Thái Hàng, tiến tới sát Biện Kinh chỉ còn cách 40 dặm. [[Ngột Truật]] ra chống đỡ mấy lần đều bại cả, muốn bỏ Biện Kinh. Nhưng thật không ngờ khi đó [[Tần Cối]] đã mê hoặc được Cao Tông chấp nhận hòa nghị. Cao Tông triệu [[Hàn Thế Trung]], [[Lưu Kĩ]], [[Dương Nghi Trung]] đồng loạt về triều, lại sai sứ triệu [[Nhạc Phi]], Nhạc Phi không muốn đi. Cao Tông phát liên tiếp 12 đạo kim bài thúc giục Nhạc Phi về nhanh. [[Nhạc Phi]] không còn cách khác, đành nuốt nước mắt mà về. Sau trận này, Cao Tông phong cho [[Hàn Thế Trung]], [[Trương Tuấn]] là Khu mật sứ, [[Nhạc Phi]] phó sứ, [[Dương Nghi Trung]] là Khai phủ nghi đồng tam ti, đổi tên là [[Dương Tồn Trung]]<ref name=TTTTG124>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷124|quyển 124]].</ref>, nhưng thực ra sự bố trí ấy là nhằm tước bỏ binh quyền của chư tướng. [[Tần Cối]] biết [[Trương Tuấn]] ghen tị công lao của [[Nhạc Phi]], bèn lợi dụng điểm này, trước tiên là dụ [[Vương Quý]], bộ tướng của [[Nhạc Phi]] vu cáo [[Trương Hiến]] cùng [[Nhạc Phi]] mưu chiếm Tương Dương chống lại triều đình, giao cho [[Trương Tuấn]] tra xét. Tần Cối giam [[Nhạc Phi]] vào ngục, nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng nên không thể xét tội. Việc này kéo dài đến tận cuối năm Thiệu Hưng thứ 11 ([[1141]]). Cối lại sai [[Vạn Sĩ Khiết]] làm giám ngục để ép cung Nhạc Phi nhưng trước sau [[Nhạc Phi]] không nhận tội. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần lên tiếng phản bác và cầu xin tha cho Nhạc Phi. [[Hàn Thế Trung]] đích thân hỏi thẳng là [[Nhạc Phi]] phạm tội gì, Tần Cối đáp:
:''[[Nhạc Vân]] con của Phi đi lại thư từ với Trương Hiến để bàn việc tạo phản, tuy không cớ chứng cớ, nhưng không có nghĩa là không có việc đó''.
 
Ai ai nghe thế cũng bất bình. Thấy sự việc để lâu bất lợi, ngày [[29 tháng 12]] ÂL năm Thiệu Hưng thứ 11, tức(Tức đầungày [[27 tháng 1]] năm [[11411142]] theo dương lịch), [[Tần Cối]] mượn lệnh Cao Tông, sai giết [[Nhạc Phi]] trong ngục, [[Nhạc Vân]] và [[Trương Hiến]] bị chém ở chợ<ref name="TTTTG124" />. Một số đại thần gần gũi với Nhạc Phi như [[Vu Bằng]], [[Tiết Nhân Phụ]], [[Hà Ngạn Du]]... bị cách chức chức hoặc bị giết.
 
Sau khi [[Nhạc Phi]] chết đi, Kim Hi Tông lại phái [[Ngột Truật]] tiến xuống phía nam, áp sát Hoài Hà. Cao Tông sợ hãi, quyết định xin nghị hòa, lấy sông Hoài làm ranh giới và triệt hết các lực lượng ở Hoài Hà về nước. [[Tần Cối]] được lệnh đi thương lượng với người Kim. Hai bên ký vào hòa ước Thiệu Hưng gồm các khoản chính:
Dòng 215:
:''Tổ tiên nhà người ([[Tống Thái Tông]]) dùng kế mà đoạt lấy ngôi vị. Nay thiên hạ loạn lạc, là lúc phải trả cơ nghiệp''<ref>Lúc xưa [[Tống Thái Tổ]] có một người em là [[Triệu Quang Nghĩa]]. Lúc thái hậu mẹ Thái Tổ sắp mất có dặn Thái Tổ nên truyền ngôi cho Quang Nghĩa, rồi Quang Nghĩa lại truyền ngôi cho con của Thái Tổ. Thái Tổ theo lời, về sau Quang Nghĩa được nối ngôi tức là [[Tống Thái Tông]]. Nhưng Thái Tông lại tìm cách hãm hại các con của Thái Tổ, rồi truyền vị cho con của mình, đến Cao Tông là đời thứ 6</ref>.
 
Vì thế Cao Tông cho chọn trong con cháu của [[Tống Thái Tổ]], cuối cùng chọn được hai người, một đứa gầy, tên là Triệu Bá Tông (cũng là [[Tống Hiếu Tông]] về sau, sinh năm [[1127]], cha là Triệu Tử Xưng. Bá Tông có tên mới là Triệu Viện, còn một đứa béo là Bá Cửu, cha là Tử Ngạn. Bá Tông được giao cho Trương Quý phi nuôi dưỡng; còn Bá Cửu có tên mới là Cứ, giao cho Ngô hậu dạy dỗ. Cao Tông muốn chọn hai đứa lấy một người để lập làm hoàng tự, một hôm triệu vào cung để quan sát. Lúc đó có một con mèo đến ngồi cạnh án. Viện vẫn thản nhiên, còn Cứ thì bước tới đá con mèo. Do đó Cao Tông cho Cứ là nghiêm quá khó gánh vác việc lớn, đã muốn chọn Viện. Về sau Viện chuyển sang cho Ngô hậu nuôi dưỡng. Viện thông minh cần mẫn, biết giữ lễ, ham đọc sách, được Cao Tông quý mến. Năm [[1142]] phong làm Phổ An quận vương<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷033|quyển 33]]</ref>, còn Cứ là Ân Bình quận vương. Về sau khi hai vương đã lớn, Cao Tông lại sát hạch lần nữa. Ông ban hai mươi cung nữ, phân phát về hai phủ Phổ An, Ân Bình. Một năm sau triệu 20 cô gái vào kiểm tra, thì thấy 10 cô ở phủ Phổ An đều còn trinh nữ, trái với 10 cô kia. Do vậy ông quyết định chọn Phổ An quận vương. Thế nhưng lúc đó Tần Cối lại ra sức bảo Cao Tông nên chờ hậu cung có người mang thai, nên việc lập tự bị gác lại.
 
=== Trận chiến Thái Thạch ===
Dòng 229:
Quân Kim khởi đầu rất thuận lợi, đánh đâu được đấy, đến tháng 10 ÂL đã vượt sông Hoài, áp sát Trường Giang. Tin bại trận liên tiếp bay về Lâm An, cả triều đình Nam Tống phải bàng hoàng. Cao Tông hỏi [[Dương Tồn Trung]] và [[Trần Khang Bá]] về việc lên thuyền tránh giặc. Khang Bá bèn cực lực tâu xin Cao Tông không nên ra biển. Nhưng đến tối hôm đó, ông ra chiếu lệnh: ''Nếu địch không lui thì phân tán các quan''. [[Trần Khang Bá]] tức giận, vào triều thuyết phục một lần nữa. Lại thêm hoàng tử Vĩ thấy thế cũng xin được ra trận, nên Cao Tông mới phấn chấn hơn. Lệnh [[Diệp Nghĩa Vấn]] đến Giang Hoài thay cho [[Lưu Kĩ]] bị ốm, [[Ngu Doãn Văn]] là Tham tán quân sự, [[Dương Tồn Trung]] là Ngự doanh túc vệ sứ, lại xuống chiếu thân chinh. Đại thần [[Trần Tuấn Khanh]] cũng dâng tấu xin dùng lại [[Trương Tuấn]], đày [[Vương Quyền]] là Quỳnh châu, lấy [[Lý Hiển Trung]] thay thế.
 
Lúc bấy giờ ở Liêu Dương, Tào quốc công Hoàn Nhan Ô Lộc nổi lên chống lại Hoàn Nhan Lượng, tự xưng là hoàng đế, tức là [[Kim Thế Tông]]<ref>''[[Kim sử]]'', quyển 6</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷135|quyển 135]]</ref>. Hoàn Nhan Lượng ở miền nam nghe tin chẳng những không về dẹp loạn mà còn quyết tâm đánh xuống phía nam. Ngày [[26 tháng 11]] năm [[1161]]<ref name=AS />, Hoàn Nhan Lượng xua quân vượt sông ở Thái Thạch Kì. [[Ngu Doãn Văn]] cho quân ẩn náu mình sau núi khiến Vua Kim tưởng Thái Thạch trống rỗng nên đưa thủy quân áp sát bờ nam, thì mới phát hiện quân Tống. Lượng vẫn thúc quân tiến lên. Quân tốngTống dùng thuyền lớn mà linh hoạt; trong khi thuyền của quân Kim nhỏ hơn, không sao địch nổi, bị đánh cho đại bại. Hôm sau, Doãn Văn lại đánh Dương Lâm Khẩu ở phía bắc Trường Giang, một lần nữa quân Kim thua trận, Vua Kim phải lui về Dương châu. Không lâu sau [[Da Luật Nguyên Nghi]] cùng một số tướng hợp sức giết chết Lượng, và sang đầu năm [[1162]], quân Tống giành lại toàn bộ Lưỡng Hoài. Quân Kim ở các châu Hình, Tường, Giang, Hoài bí thế phải lui về bắc.
 
=== Thoái vị, nhường ngôi ===