Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yelizaveta của Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 52:
Vào ngày [[17 tháng 5]] năm, 85.000 quân tinh nhuệ Nga tiến đánh [[Königsberg]].<ref>''The Evolution of Russia'' by Otto Hoetzsch</ref> Vào ngày [[30 tháng 8]] năm 1757, Quân đội Nga của [[Nguyên soái]] [[Stepan Fedorovich Apraksin]] đánh tan tác một toán quân Phổ nhỏ trong [[trận Gross-Jägersdorf]]. Tuy nhiên, do hệ thống tiếp viện tồi tệ của Quân đội Nga<ref>Stewart P. Oakley, ''War and peace in the Baltic, 1560-1790'', trang 141</ref>, S. F. Apraksin rút lui và Nữ hoàng đã mang ông ra Tòa án Quân sự. Bà cũng cách chức Thủ tướng Nga Bestuzhev do ông ta toan tính lật đổ người thừa kế ngai vàng Nga - Đại Công tước Peter. <ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 7</ref><ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 11</ref> Vào năm [[1758]], Nữ hoàng Nga quyết định phát động một chiến dịch khác: Tướng [[William Fermor]] mang 90.000 quân đánh Phổ, nhưng bị vua Friedrich II Đại Đế đánh bại, phải rút về. <ref>Thomas Willcocks, ''History of Russia, from the foundation of the empire, by Rurik, to the present time'', trang 397</ref>
 
Vào năm 1760, Quân đội Nga chỉ chiếm được kinh thành [[Berlin]] trong một thời gian ngắn.<ref name="Russia' trang 93">''The Evolution of Russia'' by Otto Hoetzsch, trang 93.</ref> Trong chiến dịch năm 1761, Quân đội nước Nga cũng chẳng gặt hái được thành công gì, gần giống chiến dịch năm 1760. Với thiên tài quân sự của mình, vua Friedrich II Đại Đế tiến hành phòng thủ (Quân đội Nga không đánh một trận lớn nào với ông vua này), và Quân đội Nga (dưới sự chỉ huy của [[Nguyên soái]] [[Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev]]) chỉ chiếm được mỗi pháo đài [[Kolberg]] vào ngày [[Giáng sinh]] năm 1761. Tuy nhiên, vua Friedrich II đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn. Vào ngày [[6 tháng 1]] năm 1762, ông ngự bút thư gửi Thủ tướng nước Phổ là [[Bá tước Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein]]:
{{cquote|
''Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc giữ lấy non sông đất nước cho cháu của Trẫm, qua việc đàm phán để bằng mọi giá giữ lấy từng tấc đất của nước non nhà thoát khỏi tay bọn giặc thù tàn nhẫn.''|||Friedrich II Đại Đế (điều này có nghĩ, ông có thể nhận lấy cái chết anh dũng của người chiến binh ngay khi nào có thể)
}}
 
Nhưng, Nữ hoàng Elizaveta đã đẩy nước Nga đến kiệt quệ.<ref>Michael T. Florinsky, ''Russia: a short history'', trang 209</ref> Ngay từ tháng 11 năm 1760, tình hình kinh tế Nga đã lâm vào nguy kịch, đến nỗi Thủ tướng Nga là [[Mikhail I. Vorontsov]] đã khuyên Nữ hoàng chấm dứt chiến tranh, vì nước Nga có lẽ không còn tiềm năng tham chiến nữa: triều đình Nga hoàng đã chi phí đến 40 triệu [[rúp]].<ref>Herbert H. Kaplan, ''Russian overseas commerce with Great Britain during the reign of Catherine II'', các trang 3-4.</ref> Vào năm 1761, Quân đội Nga cũng thất bại trong việc chiếm đóng [[Stettin]], trong khi đồng minh của họ là quân [[Thụy Điển]] cũng bị quân Phổ đánh bại.<ref>Sir Richard Lodge, ''A History of Modern Europe from the Capture of Constantinople, 1453, to the Treaty of Berlin, 1878'', trang 367</ref><ref>Henry Morse Stephens, ''Syllabus of a course of eighty-seven lectures on modern European history (1600-1890)'', trang 110</ref> Mãi đến một hôm, vào năm 1762, nhà vua nước Phổ gửi thư cho Vương công Ferdinand xứ Brunswick:
{{cquote|
''Bầu trời đã quang đãng. Ái khanh, hãy dũng cảm lên. Trẫm vừa nhận được một tin vui.''|||Friedrich Đại Đế