Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay cả nội dung bằng “  ”
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
 
 =   Bồng Hạ =
 
 
== 1. Vị trí địa lý, giới hạn ==
Bồng Hạ nằm ở khu vực trung tâm xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, tình Thanh Hóa. Phía Tây giáp với làng Bồng Thôn, phía Đông giáp làng Mai, phía Bắc là đồng ruộng, phía Nam giáp sông Mã. Nếu nhìn từ trên cao xuống, hình thể của làng giống như một con rùa lớn dưới sông Mã bò lên phía Bắc. Làng có diện tích đất tự nhiên khoảng 216,74 ha, trong đó có 121,74 ha đất canh tác.
 
== 2. Lịch sử hình thành và phát triển ==
Theo các nguồn tư liệu khảo cổ thì Vĩnh Lộc là vùng đất đã có con người cư trú từ rất sớm, cách ngày nay khoảng 6000- 7000 năm trước, chủ nhân văn hóa Đa Bút đã tiến từ trong hang động ra ngoài chinh phục đồng bằng châu thổ sông Mã. Di tích cư trú của người Đa Bút tìm thấy ở Làng Còng, Bản Thủy, Đa Bút… Cơ sở để nhìn nhận là di tích khảo cổ Cồn Hến. Đó là đóng tro bếp của người Đa Bút để lại trong quá trình sinh sống.
 
Nguồn tư liệu địa chất, khảo cổ, văn hóa, cùng nhiều nguồn tài liệu khoa học khác cho thấy lịch sử vùng đất Bồng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng châu thổ sông Mã.
 
Tổ chức hành chính làng xã của vùng đất Bồng cũng thay đổi theo các triều đại, sự thay đổi tổ chức hành chính của tỉnh huyện.
 
Theo truyền văn và gia phả các dòng họ định cư sớm ở vùng đất này cho biết: Các làng Bồng được tạo dựng vào khoảng thế kỉ XIV và được tái lập vào đầu triều Lê. Ba làng Bồng xưa có tên là làng Đông Biện (Bồng Trung ngày nay), làng Biện Thượng ( thuộc Vĩnh Hùng ngày nay), làng Biện Hạ (thuộc Vĩnh Minh ngày nay). Đến thời vua Tự Đức nhà Nguyễn đổi tên gộp thành Tổng (Tổng Biện Thượng có 9 xã, thôn, vạn gồm: Biện Thượng, Đông Biện, Biện Hạ, Mai Vực, Đa Bút, Bản Thủy,Thọ Lộc, Kim Sơn và Vạn Biện Thượng) và đổi tên Biện Thượng thành Bồng Thượng. Năm 1885 vua Hàm Nghi cho đổi Biện Hạ thành Bồng Hạ, Đông Biện thành Bồng Trung và Tổng Biện Thượng đổi thành Tổng Bồng Thượng. Bởi theo lối truyền văn chữ “ Biện” trùng tên hý với vị tổ của họ “Nguyễn Phước” nên đổi tên.
 
Trước năm 1945 Bồng Trung, Bồng Thượng và Bồng Hạ thuộc tổng Bồng Thượng huyện Vĩnh Lộc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng quy định tên gọi và địa giới hành chính của xã là xã Hùng Lĩnh, đến tháng 6/ 1946 đổi tên là xã Vĩnh Hùng, xã lúc này gồm hai làng là Bồng Thượng và Việt Yên. Còn các làng thuộc Vĩnh Minh và Vĩnh Tân nay thành lập nên xã Duy Tân, đến 4/1954 xã Duy Tân lại tách thành hai xã Vĩnh Tân ( gồm làng Bồng Trung và Đa Bút) và Vĩnh Minh ( gồm 3 làng Bồng Thôn, Bồng Hạ, Mai Vực).
 
Trong làng Bồng Hạ chia thành năm ngõ xóm (với mỗi ngõ là một con đường chạy theo hướng Nam – Bắc vuông góc với chân đê). Đó là ngõ Đồng, ngõ Ba, ngõ Te, ngõ Ngược ( hay còn gọi là ngõ Chùa), ngõ Văn Chỉ. Làng Bồng Hạ có 18 dòng họ sinh cư lập nghiệp. các họ lớn là họ Trịnh ( có tới 10 chi họ), họ Nguyễn ( có 9 chi họ), họ Hoàng ( có 5 chi họ), họ Trần (có 3 chi họ) ngoài ra còn có một số họ khác như: họ Vũ, họ Phạm, họ Lê, họ Lưu, họ Lâm, họ Cao,… Một trong những dòng họ đến đây sớm nhất để sinh cư lập nghiệp là họ Trịnh với chi Trịnh Tất, theo giả phả ghi chép lại thì họ Nguyễn cũng là một trong những dòng họ có mặt ở đây sớm. Làng Bồng Hạ chính là trung tâm của Biện Hạ trước đây. Biện Hạ chính là lỵ sở của huyện Vĩnh Lộc trong nhiều thời kì. Với vị thế đó, chắc hẳn trong lịch sử Bồng Hạ từng là nơi nhộn nhịp, sầm uất. Ở đây có đầy đủ các kiến trúc của một làng Việt cổ. Ngoài ngôi đình Bồng Hạ, làng còn có nhà thờ dòng họ Trịnh có giá trị. Lễ hội làng cũng rất phong phú với các ngày lễ trong năm bắt đầu từ ngày kỵ giỗ làng 15 tháng Giêng đến lễ cơm mới ngày 1.9 hằng năm.
 
Hiện nay làng Bồng Trung được chia ra thành hai xóm là xóm 6 và xóm 7.
 
== 3. Tình hình Kinh Tế và Xã hội ==
Bồng Hạ nằm ở vùng trung lưu châu thổ sông Mã. Có vị trí địa lí “đắc địa”, cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện tự nhiên môi trường tương đối thuận lợi cho việc định cư lâu dài và hoạt động sản xuất công – nông – nghiệp. Vùng đất này sớm nổi tiếng là một trong những “trung tâm” buôn bán nổi tiếng thời phong kiến.
 
Hằng năm sông Mã bồi đắp nên đồng ruộng ở vùng đất này một lượng phù sa tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại hoa màu, rau và cây ăn quả lâu năm.
 
Nghề nông gắn với vùng đất Bồng Hạ từ xa xưa, nghề trồng lúa nước ở đây có từ lâu đời bởi đây là nguồn lương thực hàng đầu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống nhân dân. Sức lực của người dân ở đây bỏ ra chủ yếu cho việc trồng lúa.
 
Bên cạnh  nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông (trước đây vùng này dải đồng cao sau núi được ưu tiên trồng bông)thì việc trồng  cây thuốc lá cũng là một trong những cây công nghiệp được trồng khá nhiều ở vùng này, nơi đây nổi tiếng với giống thuốc lá sợi vàng.
 
So với các vùng khác trong địa bàn thì chăn nuôi của vùng khá phát triển nhờ hệ thống cây lương thực phong phú và đa dạng. Vùng nổi tiếng nuôi nhiều trâu, bò, lợn của huyện. Nghề chăn nuôi vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động lao động và sản xuất, càng ngày càng phát triển.
 
Như vậy thời xa xưa kết cấu kinh tế, xã hội của vùng đất Bồng là một kết cấu kinh tế bền vững “ nông - công - thương” làm cho các làng Bồng Hạ có sức sống mạnh mẽ hơn so với những làng thuần nông, hay làng buôn bán. Bởi nó tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có không dư thừa nên nhìn chung cuộc sống của họ tương đối ổn định. Chính vì vậy làm nên tính cách con người nơi đây hoạt bát, lanh lợi, năng động sáng tạo hơn, phóng khoáng hơn, cởi mở hơn trong lối sống, đồng thời tiếp thu được nhiều văn hóa của nhiều vùng miền, làm nên đời sống văn hóa của vùng đất Bồng Hạ trở nên phong phú và đa dạng.
 
Trong những năm gần đây, nhờ ánh sáng đường lối của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của cấp ủy, ban ngành, đời sống kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội vùng đất Bồng Hạ dần được cải thiện, kinh tế phát triển mạnh, chính trị ổn định, đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng lên rõ rệt. Nhân dân hăng hái tham gia sản xuất, xây dựng nông thôn mới, xã hội mới.
 
Đình làng Bồng Hạ được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
 
Năm 2016, xã Vĩnh Minh được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.