Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chào em ! chào xinh tươi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tunghap77 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Tunghap77 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 78:
 
== Đánh giá ==
[[Tập tin:Thuphuongquocbaostudio.jpg|240px|nhỏ|phải|Thu Phương chụp tại studio của nhạc sĩ Quốc Bảo năm 2000.]]
Thu Phương, ca sỹ “quần da, áo ba lỗ” chuyên hát nhạc quốc tế đã tạo nên bước ngoặt trong phong cách, trở nên dịu dàng, đằm thắm và gần gũi hơn, lấy được cảm tình của nhiều lớp khán giả qua album “Chào em chào xinh tươi” với bài hát chủ đề<ref>[http://amnhac.fm/index.php/bai/464-quoc-bao1/5306-quoc-bao-nhu-toi-biet Quốc Bảo, như tôi biết]</ref> và những ca khúc đậm chất thi ca. Nói về thành công của ''Chào em ! chào xinh tươi'' cũng như đánh giá về giọng hát Thu Phương thời kì này, nhạc sĩ [[Quốc Bảo]] - nhà sản xuất của album nói : “Tôi nghe đĩa Thu Phương tôi sản xuất năm [[2000]], có "Cô gái đến từ hôm qua", có [[Từ Phương Thảo]] làm bìa, có giọng bè [[Trung Kiên]]. Phương hát, tôi thích. Không phải tất cả các bài, nhưng những bài tôi định để Phương hát thì chưa bao giờ phải thất vọng. Cả bài mình lẫn của tác giả khác. Như "Cô gái đến từ hôm qua" hay "Thiên sứ", "Bài hát của nắng". Thời [[Làn Sóng Xanh]], chuyện gì thuộc về thời đó cũng dễ thương. Dù là người Bắc, nhưng cả Thu Phương lẫn Trung Kiên đều có lối hát Sài Gòn, ít trưng trổ kỹ thuật.” ''Chào em ! chào xinh tươi'' được đánh giá là bước ngoặt trong sự nghiệp của Phương.
 
== Về "Cô gái đến từ hôm qua" ==
[[Tập tin:Quocbao-co-gai.jpg|240px|nhỏ|phải|Bài báo bình về tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua năm 2006.]]
Bấy giờ là giữa năm 2000, Thu Phương được [[Hãng phim Phương Nam|Phương Nam Phim]] mời thực hiện album ''Chào em ! chào xinh tươi'', hu Phương được nhạc sĩ trẻ Trần Lê Quỳnh gửi gắm ca khúc anh mới viết, “Cô gái đến từ hôm qua”, mà theo anh, đáp ứng được yêu cầu của nhà biên tập và cả ca sĩ: trữ tình, lãng mạn, theo kiểu cổ điển.
 
Chính tác giả cũng không ngờ Thu Phương yêu bài hát đến như vậy. “Cô gái đến từ hôm qua” được người ca sĩ đưa vào nhạc mục chính thức trong mọi đêm diễn phòng trà Bắc Nam, và nhận được nhiều lời khen ngợi. Sức hút của bài hát là từ đâu?
 
Hãy khoan nói về các yếu tính âm nhạc. Ấn tượng đầu tiên đập vào tâm não người nghe, là ở câu mở đầu:
 
Và rồi ta hứa sẽ quay trở lại
Vào một ngày mai như hai người bạn
 
Mở ra một bài hát, mà lại bằng “và rồi”! Cứ như thể nói tiếp về một điều từng được bàn dang dở rồi bỏ bẵng. Cứ như thể hai kẻ xa nhau đã từng thề non hẹn biển và từng nuốt lời thề, chỉ vì chính họ không đủ can đảm.
 
Thật ra, họ đã xa nhau lắm:
 
Và ngày hôm nay anh như đứa trẻ
Của ngày hôm qua xa xôi tìm về
Lời thề tựa như ánh lửa sưởi ấm lòng anh
 
Lời thề đã nuốt, vẫn còn hiển hiện vậy sao?
 
Bài hát được cấu trúc theo thể 2 đoạn đơn “giả”, vì điệp khúc cũng vẫn là phiên khúc, vẫn hòa thanh như thế, được nối dài và biến đổi chút ít. Nhưng chính điệp khúc này đã khiến Thu Phương khóc trong phòng thu, và người nghe khóc khi nghe cô hát.
 
Và nếu thuộc về nhau em sẽ trở lại
Và anh được thấy hoa rơi như cơn mưa tươi thắm những con đường
Dường như là vẫn thế em không trở lại
Mãi mãi là như thế, anh không trẻ lại
 
Cuộc đợi chờ vô vọng và đau đớn của người đàn ông cắt vào lòng kẻ nghe, như một vết dao.
 
Nhiều năm xa hạnh phúc anh muốn bên em
Cuộc đời này dù ngắn nỗi nhớ quá dài
 
“Cô gái đến từ hôm qua” có rất nhiều “và”. Hệt như một chuỗi những thổn thức, những dòng dòng tâm sự ngổn ngang không dứt. Hệt như một loạt những con sóng tạo nên bằng tiếng nấc. Tiếng nấc của người đàn ông thì đoạn trường xiết bao!
 
Trần Lê Quỳnh đã viết được bài hát cảm động nhất trong số những tác phẩm của anh, và là một trong những tình khúc Việt hay nhất tính đến thời hiện tại.<ref>[https://tranlequynh.wordpress.com/2014/01/19/noi-nho-cua-tran-le-quynh/ Nỗi nhớ của trần lê quỳnh]</ref>