Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Lư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Cung điện Hoa Lư: ảnh đã bị xóa
Dòng 132:
 
==Văn hóa Hoa Lư==
[[Tập‎|nhỏ|phải|200px|Đồng tiền [[Thái Bình hưng bảo]], [[Tiền Việt Nam|tiền đầu tiên ở Việt Nam]]]]
Khởi nguồn từ nền [[văn hóa Tràng An]], sau thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại [[Đại Cồ Việt|Ðại Cồ Việt]] - Ðại Việt - Việt Nam, với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân.
 
Thế kỷ 10, khi đất nước [[Đại Cồ Việt|Ðại Cồ Việt]] bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như [[Khuông Việt]], [[Pháp Thuận]] và [[Vạn Hạnh]] là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. [[Đinh Tiên Hoàng]] là người đầu tiên lập chức [[tăng thống]] đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Từ năm [[Canh Ngọ]] [[970]], [[Đinh Tiên Hoàng]] truyền cho đúc [[tiền đồng]], là tiền tệ xưa nhất ở [[Việt Nam]], gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với [[Đại Cồ Việt]].
 
Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" ([[Phan Huy Chú]]) nhận xét: