Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thêm thông tin về đảo chính Syria do CIA hậu thuẫn, thông tin về CIA trong chien tranh Trieu TIên sẽ viết sau
Dòng 102:
Chiến thắng của lực lượng biệt kích hải quân Anh trong chiến tranh thế gioi II đã khiến cho tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] nghĩ đến việc thành lập một cơ quan tình báo theo mô hình của cơ quan tình báo hải ngoại Anh [[MI6]]. Việc này dẫn đến việc thành lập tổ chức OSS. Tổ chức OSS đã giải tán vào tháng 11 năm 1945 và các hoạt động được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh. Do sự cần thiết của một hệ thống tình báo tập trung sau chiến tranh nên 11 tháng trước đó, vào năm 1944, [[William J. Donovan]], người khai sinh OSS, đã đệ tình lên Tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] một bản kế hoạch thành lập một tổ chức tình báo chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng thống.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://www.cia.gov/about-cia/history-of-the-cia/index.html|title=Lịch sử của CIA trên trang web chính thức của CIA}}</ref>
 
Mặc dù gặp phải sự phản đối từ phía Bộ ngoại giao và [[Cục Điều tra Liên bang (Hoa Kỳ)|Cục Điều tra Liên bang]]<ref>''Sách "Factbook on Intelligence''. ''Central Intelligence Agency''." Xuất bản tháng 1992. trang 4–5.</ref> nhưng Tổng thống Truman vẫn quyết định thành lập Khối Tình báo trung ương vào tháng 1 năm 1946. Sau đó theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 (có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1947), Hội đồng An ninh quốc gia và Cơ quan Tình báo Trung ương chính thức ra đời. Thiếu tướng hải quân [[Roscoe H. Hillenkoetter]] là người đầu tiên được bổ nhiệm vào chức [[Giám đốc Tình báo Trung ương]].
=== Đạo luật về an ninh quốc gia ===
Năm 1949, điều lệ 81-110 được thông qua, cho phép cơ quan này được quyền sử dụng các thủ tục về mật vụ, tài chính và hành chính và được miễn khỏi hầu hết những hạn chế trong việc sử dụng ngân quỹ liên bang. Sắc lệnh này cũng cho phép CIA không cần công bố các thông tin về tổ chức, nhiệm vụ, văn tự, tiền lương, số lượng nhân viên. sắc lệnh này cũng bao gồm cả chương trình "PL-110" để lợi dụng những kẻ đào ngũ và một số cá nhân nước ngoài, đồng thời cung cấp tài chính họ. Năm 1949, cơ quan tình báo của Tây Đức [[Bundesnachrichtendienst]] dưới quyền lãnh đạo của Reinhard Gehlen, đã nằm trong sự điều khiển của CIA.