Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Galileo Galilei”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung nội dung
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 176:
Tới năm 1616 những cuộc tấn công vào Galileo đã lên tới đỉnh điểm, và ông tới [[Roma]] để tìm cách thuyết phục Giáo hội không ngăn cấm các ý tưởng của ông. Cuối cùng, hồng y Bellarmino, theo các chỉ thị của Toà án dị giáo, ra lệnh cho ông "không tin hay bảo vệ" ý tưởng rằng Trái Đất di chuyển và Mặt Trời đứng yên ở trung tâm. Chỉ thị không ngăn cản Galileo thảo luận các lý thuyết nhật tâm (vì thế duy trì một sự chia rẽ bên ngoài giữa khoa học và giáo hội). Trong nhiều năm tiếp theo Galileo đứng ngoài cuộc tranh cãi. Ông tiếp tục dự án của mình khi viết một cuốn sách về chủ đề này, được khuyến khích bởi sự lên ngôi của hồng y Barberini khi ông trở thành [[Giáo hoàng Urbanô VIII]] năm 1623. Barberini là một người bạn và là người hâm mộ Galileo, và đã phản đối cuộc kết án Galileo năm 1616. Cuốn sách, ''[[Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính]]'', được xuất bản năm 1632, với sự cho phép chính thức của [[Toà án dị giáo]] và Giáo hoàng.
 
Đích thân Giáo hoàng Urbanô VIII yêu cầu Galileo đưa ra những lý lẽ ủng hộ và chống thuyết nhật tâm trong cuốn sách, và cẩn thận không ủng hộ thuyết nhật tâm. Ông lại có một yêu cầu khác, rằng các quan điểm của riêng mình về vấn đề sẽ được đưa vào trong cuốn sách của Galileo. Chỉ yêu cầu sau cùng này được Galileo thực hiện. Không biết vô tình hay hữu ý, Simplicio, người bảo vệ quan điểm Địa tâm của Aristoteles trong ''[[Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính]]'', thường tự mắc vào các lỗi của chính mình và thỉnh thoảng có vẻ như một người thiểu năng. Điều này khiến ''Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính'' có vẻ là một cuốn sách cổ vũ; một cuộc tấn công vào hệ nhậtđịa tâm của Aristoteles và bảo vệ lý thuyết của Copernicus. Nguy hại hơn, Galileo đã đặt các lời lẽ của Giáo hoàng Urbanô VIII vào miệng Simplicio. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng Galileo hành động một cách không chủ ý và bị cô lập trước phản ứng với cuốn sách của mình.<ref>Xem {{Harvnb|Langford|1998|p=133–134}} và {{Harvnb|Seeger|1966|p=30}}.{{Harvnb|Drake|1978|p=355}}, asserts that Simplicio's character is modelled on the Aristotelian philosophers, Lodovico delle Colombe and [[Cesare Cremonini]], rather than Urban. He also considers that the demand for Galileo to include the Pope's argument in the ''Dialogo'' left him with no option but to put it in the mouth of Simplicio ({{Harvnb|Drake|1953|p=491}}). Even [[Arthur Koestler]], who is generally quite harsh on Galileo in ''[[The Sleepwalkers]]'' ({{Harvnb|Koestler|1990}}), after noting that Urban suspected Galileo of having intended Simplicio to be a caricature of him, says "this of course is untrue" ({{Harvnb|Koestler|1990|p=483}}).</ref> Tuy nhiên, Giáo hoàng không xem nhẹ sự nhạo báng bị nghi ngờ đó. Galileo đã mất một trong những người ủng hộ lớn và quyền uy nhất của mình, và bị gọi tới Rôma để bảo vệ những điều ông đã viết.
 
Với việc để mất nhiều người ủng hộ tại Rôma vì cuốn ''Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính'', Galileo bị gọi ra trước toà vì nghi ngờ dị giáo năm 1633. Phán quyết của Toà án dị giáo nằm trong ba phần chính:
Dòng 204:
Các tác phẩm đầu tiên của ông về động lực, khoa học chuyển động và các cơ cấu là cuốn ''De Motu'' (Về Chuyển động) năm 1590 và ''Le Meccaniche'' (Cơ học) ''khoảng'' năm 1600. Cuốn đầu dựa trên động lực chất lỏng của Aristoteles-Archimedes và cho rằng tốc độ rơi hấp dẫn trong một môi trường chất lỏng tỷ lệ với số dôi của trọng lượng riêng của vật thể trong môi trường đó, theo đó trong một chân không các vật thể sẽ rơi với các tốc độ tỷ lệ với trọng lượng riêng của chúng. Nó cũng tán thành [[lực đẩy động lực]] Hipparchus-Philoponus theo đó lực đẩy là tự tiêu hao và rơi tự do trong chân không sẽ có một tính chất tốc độ cuối cùng theo trọng lượng riêng sau một giai đoạn gia tốc ban đầu.
 
Cuốn ''[[Sidereus Nuncius|Sứ giả Sao]]'' (''Sidereus Nuncius'') năm 1610 của Galileo là chuyên luận khoa học đầu tiên được xuất bản dựa trên các quan sát được thực hiện bằng kính viễn vọng và gồm cả sự khám phá [[các vệ tinh Galileo]]. Galileo xuất bản một cuốn sách miêu tả các đốm mặt trời năm 1613 với tiêu đề ''[[Những bức thư về các Đốm mặt trời]]''<ref>{{chú thích|url=http://hsci.ou.edu/exhibits/exhibit.php?exbgrp=1&exbid=13&exbpg=2|title=Sunspots and Floating Bodies|publisher=The University of Oklahoma, College of Arts and Sciences|accessdate = ngày 17 tháng 7 năm 2008}}</ref> cho rằng Mặt trời và các tầng trời là không hoàn hảo. Cũng trong năm 1610 qua các quan sát bằng kính viễn vọng ông thông báo về các bướu và các pha đầy đủ của Sao Kim bác bỏ hệ địa tâm và ủng hộ sự chuyển đổi từ thiên văn học địa tâm của Ptolemaeus sang thiên văn học địa nhật tâm ở thế kỷ 17 như các mô hình hành tinh của Tycho và Capella.<ref>The 17th century conversion to geo-heliocentrism is referenced in such as the following claims: (1) "But the title [of Galileo's 1632 ''Dialogo''] was seriously misleading: by that time the Ptolemaic system had been largely abandoned by believers in a central Earth, and astronomers who could not accept the Sun-centred system - the great majority - were opting for the Tychonic or one of the other Earth-centred compromises on offer." p117, ''The Cambridge Concise History of Astronomy'' Michael Hoskin, CUP 1999.(2) "In 1691 Ignace Gaston Pardies declared that the Tychonic was still the commonly accepted system, while Francesco Blanchinus reiterated this as late as 1728." ''The Tychonic and semi-Tychonic world systems'' Christine Schofield, p41 Taton & Wilson ''The General History of Astronomy 2A'' 1989</ref> Năm 1615 Galileo chuẩn bị một bản viết tay được gọi là ''[[Thư gửi Đại Công tước Christina]]'' mãi tới năm 1636 mới được in. Bức thư này là một phiên bản sửa đổi của ''[[Thư gửi Castelli]]'', bị Toà án dị giáo cho là một sự xúc phạm tới tín ngưỡng khi ủng hộ thuyết Copernicus là đúng đắn về vật lý và cho rằng nó thích hợp với Kinh thánh.<ref>{{chú thích|url=http://hsci.ou.edu/exhibits/exhibit.php?exbgrp=1&exbid=14&exbpg=3|title=Galileo, Letter to the Grand Duchess Christina|publisher=The University of Oklahoma, College of Arts and Sciences|accessdate = ngày 17 tháng 7 năm 2008}}</ref> Năm 1616, sau lệnh của Toà án dị giáo cấm Galileo tin vào hay bảo vệ quan điểm của Copernicus, Galileo đã viết ''[[Bài thuyết trình về thuỷ triều]]'' (''Discorso sul flusso e il reflusso del mare'') dựa trên mô hình Trái Đất của Copernicus, dưới hình thức một bức thư riêng gửi Giáo hoàng Orsini.<ref>{{chú thích|url=http://galileo.rice.edu/sci/observations/tides.html|title=Galileo's Theory of the Tides|publisher=The Galileo Project|accessdate = ngày 17 tháng 7 năm 2008}}</ref> Năm 1619, Mario Guiducci, một học sinh của Galileo, xuất bản một bài viết với hầu hết nội dung do Galileo thực hiện với tiêu đề ''[[Bài thuyết trình về các Sao chổi]]'' (''Discorso Delle Comete''), đưa ra lý lẽ chống lãilại cách diễn giải về Sao chổi của Dòng Tên.<ref>{{Chú thích web|url=http://galileo.rice.edu/chron/galileo.html|title=Galileo Timeline|publisher=The Galileo Project|accessdate = ngày 17 tháng 7 năm 2008}}</ref>
 
Năm 1623, Galileo xuất bản ''[[Người thí nghiệm]]&nbsp;– Il Saggiatore'', tấn công các lý thuyết dựa trên mô hình của Aristoteles và ủng hộ việc thành lập các ý tưởng khoa học dựa trên thực nghiệm và toán học. Cuốn sách rất thành công và thậm chí còn có được sự ủng hộ từ các giới chức cao cấp bên trong Giáo hội Công giáo.<ref>{{Chú thích web|url=http://muse.tau.ac.il/museum/galileo/galileo.html|author=|title=Galileo Galilei|publisher=Tel-Aviv University, Science and Technology Education Center|accessdate = ngày 17 tháng 7 năm 2008}}</ref> Sau thành công của Người thí nghiệm, Galileo xuất bản ''[[Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính]]'' (''Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo'') năm 1632. Dù đã thận trọng để tránh vi phạm vào các điều cấm của Toà án dị giáo năm 1616, những tuyên bố trong cuốn sách ủng hộ lý thuyết Copernicus và một mô hình hệ mặt trời phi địa tâm khiến Galileo bị đưa ra xét xử và cấm xuất bản. Dù có lệnh cấm xuất bản, Galileo vẫn xuất bản cuốn ''[[Hai Khoa học Mới|Những bài thuyết trình về các Chứng minh Toán học Liên quan tới Hai Khoa học Mới]]'' (''Discorsi e Dimostrazioni Matematiche, intorno a due nuove scienze'') năm 1638 tại [[House of Elzevir|Hà Lan]], bên ngoài tầm tài phán của Toà án dị giáo.