Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cung Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 115:
== Nghi vấn về huyết thống với Nguyên Thuận Đế ==
 
Hậu thế có lời lan truyền về việc [[Nguyên Thuận Đế]] Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ chính là con trai nhỏ của Tống Cung Đế. Theo Thuận Đế kỉ trong [[Nguyên sử]] thì vào năm [[1330]], Thỏa Hoàn đã từng bị chú là [[Nguyên Văn Tông]] đày đến [[Cao Ly]] rồi Tĩnh Giang<ref>''[[Nguyên sử]]'', [[:zh:s:元史/卷038|quyển 38]]</ref>. Có lời đồn rằng việc Thuận Đế bị lưu đày là do ông ta không phải là dòng dõi triều Nguyên. [[Nguyên Văn Tông]] dẫn lời người chồng của nhũ mẫu Thỏa Hoàn rằng Thỏa Hoàn không phải là con của [[Nguyên Minh Tông]] Hòa Thế Lạt rồi bố cáo trong ngoài về việc này, sau đó lưu đày Thỏa Hoàn. Sử gia [[Nhân quyền Hành]] vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh viết quyển Canh Thân ngoại sử, trong đó kể lại rằng lúc Doanh Quốc công ở chùa Thập Tự (tức Trương Dịch Đại tự) đã thành thân với một nữ tử có tên là Hồi Hồi. Tháng 4 ÂL năm Diên Hựu thứ 7 đời [[Nguyên Anh Tông]] (tức [[25 tháng 5]] năm [[1320]]), Hồi Hồi sinh một người con trai chính là Thỏa Hoàn Thiếp Mục Nhĩ. Lúc này con trai trưởng của [[Nguyên Vũ Tông]] là Chu vương Hòa Thế Lạt, tức [[Nguyên Minh Tông]] về sau, lưu vong ở miền Tây Bắc có ghé qua chùa này và gặp được người con trai nhỏ của Doanh Quốc công, cảm thấy vui mừng nên nhận làm con mình, sau đó lấy luôn người mẹ<ref>[[Nhân quyền Hành]], ''Canh Thân ngoại sử''</ref>. Vào thời Minh người ta bàn luận rất nhiều về sự việc này. Quyển Tứ Khố đề yếu viết vào thời [[nhà Thanh]] cho rằng việc Nguyên Thuận Đế là con của Tống Cung Đế thực ra chỉ là câu chuyện bịa đặt của những người dân Tống mất nước, họ níu giữ một hi vọng rằng người ngự trên ngai vàng vẫn mang dòng máu họ Triệu, còn bọn người thời Minh lại ra sức làm cho câu chuyện lan truyền rộng hơn. Các học giả cận đại lập luận rằng nếu câu chuyện có thật thì [[Tống Cung Đế|Doanh quốc công]] có lẽ trước lúc đến sống tại Cam châu đã từng đến địa giới Cát Tư, Cát Lợi của Khiêm Châu<ref>Nằm vào khoảng thượng lưu Diệp Ni Tắc Hà</ref> và lúc đó Chu vương Hòa Thế Lạt từ Thiểm Tây đến A Nhĩ Thái Sơn (Kim Sơn) lưu vong tại đất phong của [[Sát Hợp Đài]] là vùng tiếp cận với Khiêm châu.
 
== Các Tể tướng thời Cung Đế ==