Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án phố Ôn Như Hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 47:
 
Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông [[Lê Giản]] (Giám đốc Nha công an Trung ương<ref>[http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Xay-dung-luc-luong/87/486/Qua-trinh-truong-thanh-cua-luc-luong-CAND-Viet-Nam-qua-nhung-dau-moc-lich-su.aspx Quá trình trưởng thành của lực lượng CAND Việt Nam qua những dấu mốc lịch sử, TS. Bùi Văn Thịnh, Trưởng Bộ môn NVCS - Học viện CSND]</ref>), [[Nguyễn Tuấn Thức]] (Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ) và [[Nguyễn Tạo]] (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương), [[Lê Hữu Qua]] Trưởng ban trinh sát.<ref>[http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/con-trai-ong-tien-thuoc-nam-pha-vu-an-on-nhu-hau.html Con trai "ông tiên thuốc nam" phá vụ án Ôn Như Hầu]</ref> Lực lượng [[Công an Nhân dân Việt Nam|công an xung phong]] tổ chức khám xét căn nhà nhằm phá vỡ âm mưu câu kết của Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng với quân đội Pháp. Âm mưu của hai đảng này nhằm khi quân Pháp diễu binh mừng [[Quốc khánh Pháp]] ngày [[14 tháng 7]], sẽ ném lựu đạn vào đoàn lính da đen duyệt binh, sau đó Pháp sẽ vu cho chính quyền Việt Nam tấn công quân Pháp, tạo cớ cho Pháp bao vây các cơ quan trung ương, bắt cán bộ lãnh đạo và nhân viên chính phủ, lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dịp đó Đại Việt và Quốc dân Đảng sẽ tuyên bố đảo chính, lập chính phủ mới.<ref name="qdnd.vn"/><ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009, trang 290</ref>
 
Đêm ngày 11/7, lực lượng Công an Bắc Bộ nhận được tin báo lực lượng Việt Quốc đã in xong các loại truyền đơn, lời hiệu triệu, một số đã được chuyển đi các tỉnh, sáng sớm 12/7 các trụ sở ở Hà Nội của Việt Quốc sẽ rút vào bí mật để thực hiện giai đoạn cuối cùng là lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<ref name="pha an"/>
 
=== Khám xét trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng tại số 7 Ôn Như Hầu ===
Hàng 58 ⟶ 60:
 
=== Kết quả khám xét số 7 Ôn Như Hầu ===
 
Khi lực lượng Công an Bắc Bộ đột kích vào mục tiêu, họ nhìn thấy 20 thành viên của Việt Quốc còn đang nằm ngủ la liệt trên sàn nhà, bên những đống truyền đơn, tài liệu đã đóng gói. Lực lượng Công an đã thu được một xe tải gồm tài liệu phản động và cả máy in, bắt hết thành viên Việt Quốc ở đó. Với các bằng chứng rõ ràng, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng lập tức ra lệnh cho phép lực lượng An ninh mở cuộc trấn áp tất cả các trụ sở công khai và bí mật của Quốc dân đảng. Cuộc khám xét của lực lượng Công an đã nhận được sự trợ giúp của người dân.<ref name="pha an"/>
 
Khi khám xét số 7 - Ôn Như Hầu ngày 12 tháng 7, Công an Bắc Bộ thu được 8 súng ngắn, 5 súng trường và 1 trung liên Nhật, dụng cụ tra tấn, thuốc mê và đào được 6 xác người chôn đứng trong vườn chuối sau nhà. Tuy nhiên, trụ sở hành chính của Việt Nam Quốc dân đảng tại số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) chỉ là bình phong để che đậy hai căn cứ quan trọng hơn của Việt Nam Quốc dân đảng trong nội thành Hà Nội khi đó là nhà số 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân) và nhà số 80 phố Quán Thánh. Cuộc bắt, khám xét tại 132 - Duvigneau và 80 Quán Thánh diễn ra cùng thời điểm với vụ bắt, khám xét ở số 7 - Ôn Như Hầu. Tại nhà số 132 phố Duvigneau, Nha Công an Bắc Bộ thu giữ nhiều tang vật gồm 6 máy in tipo với các "bát chữ" còn nguyên vẹn nội dung; 11 mặt đá in lito đã khắc chữ; trên 3 tạ truyền đơn, khẩu hiệu; tài liệu chống Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa in xong còn chưa kịp chuyển đi; 18,6&nbsp;kg tiền giả (gồm cả giấy bạc Quan Kim và giấy bạc Đông Dương); 12 khẩu súng ngắn, 8 khẩu tiểu liên, 17 súng trường, 3 trung liên FM và 13 quả lựu đạn Nhật. Khám xét tại nhà số 80 phố Quán Thánh, Công an Bắc Bộ thu được 9 súng ngắn, 21 súng trường, 2 trung liên Nhật, 11 quả lựu đạn các loại, hai thùng tài liệu, truyền đơn chống chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân Pháp tại Hà Nội đã điều xe tăng đến can thiệp vào vụ bắt, khám xét tại 80 phố Quán Thánh nhưng Việt Minh đã tiến hành đàm phán trên cơ sở Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1945. Trưa ngày 12 tháng 7, xe tăng và quân Pháp rút khỏi phố Quán Thánh.<ref>Phạm Văn Quyền (chủ biên). 60 năm Công an nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 105-107.</ref>
 
Hàng 69 ⟶ 74:
 
===Theo Việt Nam quốc dân Đảng và một số học giả nước ngoài===
Sau nhiều lần bị Việt Minh tấn công, Việt Nam Quốc dân Đảng đã rút lui về phía bắc, nhưng vẫn giữ một trụ sở bí mật ở [[Hà Nội]] tại số 7 (theo lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng [[Hoàng Văn Đào]] là số 9) phố Ôn Như Hầu (tên [[tiếng Pháp]] là ''rue Bonifacy'',<ref>[[Georges Boudarel|Boudarel, Georges]]. ''Hanoi: city of the rising dragon''. Boston: Rowman & Littlefields Publishers, 2002. tr 95</ref> nay số 7 phố Nguyễn Gia Thiều). Trước kia căn nhà này được quân đội [[Trung Quốc]] sử dụng, nhưng đã được trao cho Việt Nam Quốc dân Đảng.<ref name="bousquet236">Bousquet, tr. 236</ref> Tầng một tòa nhà này là nơi huấn luyện chính trị cho những đảng viên nòng cốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tầng hai là Văn phòng Tiểu ban Tuyên truyền và Giáo dục Ðệ Thất Chiến Khu Việt Nam Quốc Dân Đảng được dời từ Quảng Ngãi về Hà Nội.<ref name="hoangvandao">Viet Nam Quoc Dan Dang: A Contemporary History of a National Struggle: 1927-1954, Hoàng Văn Đào, trang 309, RoseDog Books</ref> Tuy nhiên, theo lực lượng Công an Việt Nam, Việt Quốc đã có âm mưu đảo chính từ trước đó nhiều tháng.<ref name="pha an"/>
 
Cuối tháng 6 tại Hà Nội, các thành viên Việt Quốc họp để thảo luận về việc có nên thừa nhận sự lãnh đạo của Việt Minh, rút lui về biên giới hay tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, [[Trương Tử Anh]], đảng trưởng [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] là đồng minh của Việt Quốc, đang lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính có thể bắt đầu bằng việc tấn công lính Pháp để gây rối loạn. Người Pháp lại có ý định diễu binh quanh hồ Hoàn Kiếm để kỷ niệm Quốc khánh Pháp (14/7/1789) khiến lực lượng an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo ngại sự kiện này có thể trở thành mục tiêu của các đảng phái đối lập với Việt Minh. Võ Nguyên Giáp hỏi ý kiến của chỉ huy quân Pháp tại Bắc Kỳ, đại tá Jean Crépin về thái độ của Pháp nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tăng cường trấn áp Việt Quốc và Việt Cách thì được ông này trả lời Pháp sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<ref name="Marr424">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 424-425, California: University of California Press, 2013</ref>