Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án phố Ôn Như Hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 33:
 
Điều tệ hại nhất theo quan điểm của Việt Minh là quân [[Trung Hoa Dân Quốc]] gây sức ép để thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng được nắm những ghế quan trọng trong chính phủ.<ref>Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới. Trang 175</ref> Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Việt Nam Quốc dân đảng được giữ hơn 40 ghế trong số 70 ghế đại biểu không phải qua bầu cử trong Quốc hội khóa I và có một số thành viên chủ chốt tham gia lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ do Quốc hội khóa I bầu ra như [[Nguyễn Hải Thần]] (Phó chủ tịch Quốc hội), Trương Đình Tri (Bộ trưởng Y tế). Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.<ref name="Currey177"/> Theo hồi ký Những năm tháng không thể nào quên của Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]], do không bằng lòng với vị trí có được, Việt Nam Quốc dân Đảng tìm cách lật đổ Việt Minh để cùng với các đảng phái Việt Cách, Đại Việt... chiếm chính quyền.<ref>Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009. Trang 288-289</ref>
 
Sự có mặt của quân đội Trung Hoa ([[Tưởng Giới Thạch]]) là chỗ dựa đảm bảo sự tồn tại của các nhóm đối lập thân [[Trung Hoa]] như Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của [[Việt Minh]]. Sự chống đối của các đảng phái khiến [[Võ Nguyên Giáp]] rất tức giận vì nó làm cản trở các nỗ lực của Chính phủ để đối phó với Pháp, cũng như khiến chính phủ phải liên tục đề phòng quân đội Trung Hoa. Có những lần các đơn vị tự vệ thu nhặt những tờ truyền đơn do các đảng đối lập thân [[Trung Hoa]] rải trên phố phường, lập tức [[Hồ Chí Minh]] bị quân đội Trung Hoa gọi đến trụ sở và bị răn đe. Võ Nguyên Giáp đề nghị dẹp bỏ sự chống đối để Chính phủ có thể loại trừ nguy cơ [[đảo chính]] và yên tâm đối phó với Pháp, nhưng Hồ Chí Minh khuyên ông kiên nhẫn vì ''"ném chuột phải tránh vỡ bình quý"'', chẳng có gì phải sợ các nhóm đối lập này vì họ quá yếu kém, ''"nhưng họ có quan thầy chống lưng"'' (hàm ý là phải nín nhịn để tránh xung đột với quân đội [[Tưởng Giới Thạch]])<ref>Ho Chi Minh. A life. P 315</ref>.
 
Sau khi Hiệp định sơ bộ được ký với Pháp vào tháng 3/1946, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa. Các nhóm đối lập thân [[Trung Hoa]] (bao gồm Việt Nam Quốc dân đảng) sợ bị mất chỗ dựa. Theo [[Jean Sainteny]], các nhóm này đã cài người vào đám đông để kích động nhân dân gây bạo loạn nhằm tìm cách phá bỏ hiệp định, một kẻ giấu mặt thậm chí đã ném một quả lựu đạn vào đám đông, may mắn là kẻ này quên rút chốt lựu đạn<ref name="Ho Chi Minh. A life. P 345">Ho Chi Minh. A life. P 345</ref>