Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 233:
Sau khi Tây La Mã diệt vong vào thế kỷ thứ 5, [[Đế chế Đông La Mã]] (thường gọi là Đế chế Byzantine), vốn giàu có hơn, đã tồn tại và phục hồi được sức mạnh của mình. Vào giữa thế kỷ thứ 6, hoàng đế [[Justinian I]] đánh chiếm lại Italy và một phần [[Illyria]] từ tay người Ostrogoth, Bắc Phi từ tay người Vandal, và một phần [[Hispania]] từ tay người Visigoth.
 
Hoàng đế [[Heraclius]] thực hiện các cải cách vào năm 610, đưa đến những thay đổi to lớn cả về bề ngoài lẫn bản chất của Đế chế. Nền văn hóa của người Byzantine từ đó gắn liền với văn hóa Hy Lạp, nhưng những cái tên mà họ tự gọi mình luôn nhắc nhở rằng họ là sự tiếp nối của Đế chế La Mã.
 
Về quân sự và chính trị, Đế chế Byzantine từng là một thế lực to lớn ở phía Đông châu Âu trong hơn 1000 năm. Thế nhưng sau nhiều cuộc chiến tranh, lãnh thổ của Đế chế bị thu hẹp dần và cuối cùng đã sụp đổ vào năm 1453 khi [[Mehmed II]] của [[Đế chế Ottoman]] chinh phục thành Constantinople.<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 231</ref>