Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Vĩnh Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 42:
Dù chủ lực quân Nam ở Bắc kỳ khi đó vẫn còn tập trung ở [[thành cổ Sơn Tây|thành Sơn Tây]], đại úy Garnier vẫn cho xuất quân tiến hành bình định miền châu thổ [[sông Hồng]] quanh Hà Nội. Chỉ trong vòng ba tuần, toàn bộ 4 tỉnh miền đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội, [[Hải Dương]], [[Ninh Bình]], [[Nam Định]] với 2 triệu dân cư và một số thành lũy đã rơi vào tay đội quân Pháp chỉ chừng 180 người, chỉ huy bởi viên đại úy hải quân chưa tới 35 tuổi<ref>McAleavy, trang 134. Theo tiểu sử của [[Francis Garnier]] tại [http://www.netmarine.net/bat/batral/fgarnier/celebre.htm đây] thì khi đó ông đã 38 tuổi.</ref>. Có thể kể đến trường hợp thành Ninh Bình với 1.700 binh lính hạ vũ khí đầu hàng một toán quân Pháp chỉ có bảy người. Đến giữa tháng 12, Garnier đã có thể quay lại Hà Nội điều hành công việc hành chính. Ông ta cho tổ chức dân quân của những làng công giáo và chọn lựa quan lại cho những vị trí bị bỏ trống.
 
Triều đình Huế hết sức tức giận vì hành vi tráo trở này, lệnh cho đoàn sứ Đại Nam đang thương nghị ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] phản kháng hành động chiếm thành của F.Garnier, yêu cầu thống đốc Dupré ra lệnh cho Garnier rút quân khỏi thành Hà Nội, đồng thời sai chưởng vệ Phan Đề làm đề đốc, Nguyễn Trọng Hợp làm tán lý cùng với Bùi Ấn Niên làm Khâm phái đưa 1.000 quân từ Huế và [[Nghệ An]] ra Bắc tăng cường chống trả quân Pháp. Triều địnhđình ra lệnh cho các quan tỉnh ở các khu vực trọng yếu phải đóng cọc xuống các lòng sông thông với [[sông Hồng]] để ngăn chận tàu Pháp. Vua Tự Đức cũng sai Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cùng với 2 giáo sĩ [[Công giáo]] là giám mục Sovier, linh mục Danzelger ra Hà Nội điều đình với Garnier. Các khâm phái, khâm mạng, các quan cũ ở Hà Nội đều bị cách chức chờ xử phạt.
 
Ngoài ra triều đình Huế cũng phong cho [[phò mã]] [[Hoàng Kế Viêm]] làm Tiết chế Bắc kỳ quân vụ, chuẩn bị hành động trả đũa. Hoàng Kế Viêm là chỉ huy cao cấp nhất của các lực lượng quân Nam tại Bắc Kỳ, và cũng cấp trên trực tiếp của Lưu Vĩnh Phúc, nên ông cho gọi Lưu Vĩnh Phúc, khi đó đang đóng tại [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]] về [[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|Sơn Tây]] làm tiền phong để đánh quân Pháp. Hoàng Kế Viêm vì biết được sự hoang mang tinh thần của quân Nam, nên khích lệ [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] bằng cách hứa hẹn thưởng rất nhiều vàng cho mỗi binh lính Pháp bị giết, số lượng vàng sẽ tăng lên theo cấp bậc của kẻ bị giết.