Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Vĩnh Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
Sau chiến thắng này, Lưu Vĩnh Phúc được thăng lên làm Phó Lãnh binh, chịu sự thống suất của Hoàng Tá Viêm. Các thuộc hạ của Lưu Vĩnh Phúc đều được thưởng quan tước và tiền bạc. Hoàng Tá Viêm sai Lưu Vĩnh Phúc đưa quân rút về chặn ở miền thượng du (Lào Cai), được triều đình Huế cho quyền trông coi việc thông thương và thu thuế ở vùng sông Lô và [[sông Thao]] từ [[Tuyên Quang]] trở xuống. Tới tháng 10 năm Giáp Tuất (1874), theo lời xin của Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc được thăng chức quyền Tam Tuyên quân vụ đề đốc tước vị nam, kiêm coi các đạo và được sai phái đi đánh giặc [[quân Cờ Vàng|Cờ vàng]].
 
Triều đình Huế đã tỏ ra rất trọng dụng Lưu Vĩnh Phúc nhưng ông ta vẫn chưa hài lòng. Sáu lần triều đình điều động Lưu Vĩnh Phúc đem quân về Tuyên Quang nhưng ông ta lần lữanữa không đi, vẫn ở lại Bảo Thắng. Do quan quân nhà Nguyễn bất lực như chính Tự Đức phải thừa nhận: ''Việc dẹp giặc ở Tuyên Quang lấy đạo Lưu Vĩnh Phúc là chính'', nên mặc dù tỏ thái độ bất phụng mệnh, Lưu Vĩnh Phúc và [[Quân Cờ Đen|quân Cờ đen]] trước sau vẫn được nhà Nguyễn để tâm dùng. Nắm được điểm yếu ấy của triều đình Huế, Lưu Vĩnh Phúc luôn ra điều kiện mặc cả về mức ban thưởng quan tước và tiền bạc cho mình và bộ thuộc sau mỗi trận đánh, thậm chí cả việc xin truy phong quan tước cho cha mẹ mình.
 
Mùa đông năm 1881-1882, Lưu Vĩnh Phúc lần đầu tiên trở lại Trung Quốc thăm viếng quê nhà. Khi đi ông ta là một kẻ tội phạm bị truy nã, khi về ông được đón tiếp long trọng như một anh hùng, không những là quan nhà Nguyễn mà còn mang phẩm hàm võ quan của nhà Thanh. Lưu Vĩnh Phúc mua đất đai ở làng cũ, dự định đến một ngày nào đó sẽ về dưỡng già, nhưng các biến động tại Bắc kỳ liên tiếp diễn ra, và Lưu Vĩnh Phúc lại được triệu tập trở lại Bắc kỳ.