Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Khâm Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của Chuyenkenamtong (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 7:
| chức vị = [[Hoàng đế]] [[nhà Tống|Đại Tống]]
| sinh = {{ngày sinh|1100|5|23}}
| mất = [[1156]] hay [[1161]]?
| nơi mất = [[Mãn Châu]]
| nơi an táng=
Dòng 50:
'''Tống Khâm Tông''' ([[chữ Hán]]: 宋欽宗; [[23 tháng 5]], [[1100]] - [[1156]]), tên thật là '''Triệu Đản''' (赵亶), '''Triệu Huyên''' (赵烜) hay '''Triệu Hoàn''' (赵桓), là vị [[Hoàng đế]] thứ chín và cũng là hoàng đế cuối cùng của vương triều [[nhà Tống|Bắc Tống]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
Triệu Hoàn là con trai trưởng của [[Tống Huy Tông]] Triệu Cát với bà [[Vương hoàng hậu (Tống Huy Tông)|Vương hoàng hậu]]. Ông lên ngôi năm [[1126]] sau khi vua cha là [[Tống Huy Tông]] thoái vị vì sợ hãi lực lượng mạnh mẽ của [[nhà Kim]]. Khâm Tông lãnh đạo quân dân Tống đẩy lui quân Kim trong một thời gian ngắn, và loại bỏ các gian thần thời vua cha, làm trong sạch triều chính. Tuy nhiên vào cuối năm này, khi quân Kim đánh vào Biện lần thứ hai, quân Tống đã thất bại, hai vua cùng phần lớn hoàng tộc nhà Bắc Tống bị Kim bắt làm tù binh, chỉ có Khang vương Triệu Cấu là thoát được, về sau lập ra vương triều [[Nam Tống]].
 
Tống Khâm Tông trở thành tù binh của Kim và phải sống trong hoàn cảnh cơ cực và bị hành hạ. Ông qua đời vào năm [[1156]], thi hài được [[[[chôn cất]]]] ở Kim chứ không được triều đình [[Nam Tống]] đón về.
 
== Làm hoàng thái tử ==
 
Hoàng tử Triệu Đản là con trai trưởng của Huy Tông hoàng đế với hoàng hậu đầu tiên là [[Vương hoàng hậu (Tống Huy Tông)|Vương thị]]; chào đời vào ngày [[23 tháng 5]] năm [[1100]]<ref>[https://en.wikipedia.org/wiki/Academia_Sinica Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây 2000 năm]</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷086|quyển 86]]</ref>, tức ngày Ất Dậu tháng 4 ÂL năm Nguyên Phù thứ ba đời [[Tống Huy Tông]] tại điện Khôi Ninh. Khi đó cha ông vừa lên ngôi chưa đầy nửa năm. Ban đầu ông được đặt tên là Đản, nhận phong tước Hàn quốc công<ref name="TS23">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷023|quyển 23]].</ref>. Đến tháng 6 ÂL cùng năm, được tiến phong Kinh Triệu quận vương.
 
Năm [[1102]], Huy Tông đổi tên Triệu Đản thành Triệu Huyên, cuối năm đó chính thức cải thành Hoàn. Năm [[1103]], ông được tấn phong làm Định vương. Năm [[1111]], được vào học ở Tư Thiện đường<ref name="TS23" />. Năm [[1113]], gia phong thái bảo. Tháng 2 ÂL năm [[1115]], Huy Tông hạ chiếu lập ông làm Hoàng thái tử. Tháng 6 năm [[1116]], ông thành hôn với Chu thị, con gái Vũ Khang quân tiết độ sứ [[Chu Bá Tài]]. Trong mắt Huy Tông thì người em thứ ba của Triệu Hoàn là Vận vương [[Triệu Khải]] (趙楷) mới là người có khí chất phù hợp với ngôi hoàng đế. Triệu Khải từ nhỏ là đã chứng tỏ mình là người có tài khi dự thi khoa cử và đỗ trạng nguyên. Tuy vậy, Huy Tông không muốn việc phế trưởng lập thứ có thể gây nên hậu quả không tốt sau này, thêm nữa lại có hoạn quan [[Lương Sư]] ra sức can gián và bảo vệ nên Triệu Hoàn bảo toàn được ngôi thái tử. Lúc bấy giờ thái tể [[Vương Phủ]] không được lòng thái tử, nên có ý lập Vận vương Khải. [[Lý Bang Ngạn]] đem việc tâu lên, do đó Vương Phủ mất chức.
Dòng 130:
Tháng 3 ÂL, người Kim sau khi lập Trương Bang Xương thì chuẩn bị đưa tông thất triều Tống lên bắc. Đầu tháng 4, [[Oát Li Bất]] chia 2 vua Huy, Khâm làm hai đoàn áp giải về Kim. [[Trương Bang Xương]] mặc áo bào xám, đội mũ đỏ đến đưa miễn. [[Oát Li Bất]] đưa thượng hoàng, thái hậu và thân vương cùng mẹ đẻ của Khang vương Cấu là [[Vi Hiền phi (Tống Huy Tông)|Vi Hiền phi]] khởi hành từ Họt châu. [[Niêm Một Hát]] đưa Khâm Tông, Chu hậu, thái tử cùng [[Hà Trạc]], [[Tôn Phó]], [[Trương Thúc Dạ]], [[Trần Quá Đình]], [[Tần Cối]] đi từ Trịnh châu. Tháng 7 năm đó, hai vua Tống bị giam giữ ở Yên Kinh. Ngày [[21 tháng 8]] năm [[1128]], họ bị giải tới kinh đô nước Kim và bị ép mặc đồ vải thô đến lạy ở miếu [[Kim Thái Tổ]] A Cốt Đả rồi lên điện Càn Nguyên yết kiến vua Kim. [[Kim Thái Tông]] hạ chiếu, phong Triệu Cát làm Hôn Đức công, Triệu Hoàn làm Trọng Hôn hầu. Tháng 10 năm đó, 2 vua Tống bị dời tới Hàn châu<ref>Thành Bắc Thiên Kiểm, huyện Lê Thụ, tỉnh [[Cát Lâm]] hiện nay</ref>. Tháng 7 ÂL năm [[1130]], bị dời sang thành Ngũ Quốc<ref>Huyện [[Y Lan]], tỉnh [[Hắc Long Giang]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>.
 
Trong khi đó tại miền nam, em ông là Khang vương Triệu Cấu dưới sự ủng hộ của các đại thần đã lên ngôi hoàng đế vào ngày [[12 tháng 5]], tức là [[Tống Cao Tông|Cao Tông của Nam Tống]], diêu tôn Khâm Tông là Hiếu Từ Uyên Thánh hoàng đế<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷024|quyển 24]]</ref>. Ngày [[4 tháng 6]] năm [[1135]], Hôn Đức công bệnh mất ở thành Ngũ Quốc<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷022|quyển 22]]</ref>. Tháng 2 ÂL năm [[1141]], khi Tống - Kim xúc tiến nghị hòa, [[Kim Hi Tông]] hạ lệnh thăng Hôn Đức công làm [[Thiên thủy quận vương|Thiên Thủy quận vương]], Trọng Hôn hầu làm Thiên Thủy quận công<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷124|quyển 124]]</ref>. Mùa xuân năm [[1142]], hai nước ký Thiệu Hưng hòa nghị, lấy Hoài Hà làm ranh giới, giang sơn triều Tống đến đó chỉ còn 15 lộ. Ngày [[1 tháng 5]] năm [[1142]], Kim cho mẹ Cao Tông là Vi thái hậu đem thi hài Huy Tông về nước an táng. Khi thái hậu khởi hành, Thiên Thủy quận công chạy theo xe, xin về nói hộ với Cao Tông để cho mình về, hứa chỉ cần ngôi Thái Ất cung sứ, không đòi hỏi gì hơn, thái hậu đồng ý<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷125|quyển 125]]</ref>. Tuy nhiên Cao Tông nghe việc này, tỏ ra không vui, và đến cuối đời Khâm Tông cũng không được về nước.
 
Theo quyển Đại Tống Tuyên Hòa di sự, tháng 6 ÂL năm [[1156]], vua Kim lúc đó là Hải Lăng vương [[Hoàn Nhan Lượng]] ép ông cùng vua Liêu cũ là [[Da Luật Diên Hi]] phải cưỡi ngựa. [[Tống Khâm Tông|Thiên Thủy quận công]] thân thể vốn suy nhược, vừa lên ngựa thì không trụ nổi, bị ngã ngựa mà chết; còn Da Luật Diên Hi quen cưỡi ngựa, đến đó nhân cơ hội tìm đường bỏ trốn, liền bị kị binh Kim bắn chết. Năm [[1161]] tin tức này mới được báo cho triều đình [[Nam Tống]]<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷130|quyển 130]]</ref><ref>''[[Kim sử]]'', liệt truyện quyển 61: Hải Lăng sử Vương Toàn kích nộ Tống chủ, tương dĩ vi nam phạt chi danh dã. vị Cảnh San viết:"hồi  nhật, dĩ Toàn sở ngôn tấu văn". Toàn chí Tống, nhất như Hải Lăng chi ngôn để trách Tống chủ. Tống chủ vị Toàn viết:Văn công bắc phương danh gia, hà nãi như thị?" Toàn phục viết:"triệu hoàn kim dĩ tử hĩ". Tống chủ cự khởi phát ai nhi bãi</ref>. Triều đình Nam Tống làm lễ tang. Em cùng cha khác mẹ của ông là [[Tống Cao Tông]], truy miếu hiệu cho ông là Khâm Tông, [[thụy hiệu]] là ''Cung Văn Thuận Đức Nhân Hiếu hoàng đế'' (恭文順德仁孝皇帝).
 
Tuy nhiên di hài của Khâm Tông vẫn còn ở nước Kim. Sang thời [[Kim Thế Tông]] - [[Tống Hiếu Tông]]. Năm [[1171]], nhân việc Tống sứ sang, vua Kim hỏi về việc rước di thể về, Tống sứ xin về nước báo lại. Kim chờ thêm một thời gian, thấy Tống không có hồi âm, bèn cho táng Khâm Tông ở Củng, Lạc theo lễ quan nhất phẩm<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷142|quyển 142]]</ref>.
Dòng 141:
 
== Nhận định ==
Trong giai đoạn trị vị ngắn ngủi Khâm Tông tỏ ra là người chịu khó siêng năng, sống cần kiệm. Tuy vậy ông tỏ ra yếu đuối trong cuộc chiến chống Kim và phải trả giá bằng việc mất nước và cái chết nơi đất khách quê người.Mặc dù vậy, việc này xuất phát từ việc Huy Tông hoàng đế kém cỏi về chính trị và nhường ngôi cho ông quá muộn màng.
 
== Gia quyến ==