Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện lưới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Lịch sử lưới điện thế giới: - chia phần ra thành lịch sử TG và VN. Tuy nhiên cần giúp đỡ chỉnh sửa nội dung của LS lưới điện VN sao cho ngắn gọn và súch tích hơn, có thể link ra trang riêng
n replaced: Chính Phủ → Chính phủ, Ủy Ban → Ủy ban, Công Ty → Công ty, Năng Lượng → Năng lượng (2), Trung Ương → Trung ương using AWB
Dòng 14:
Các công ty dịch vụ điện năng đã dựa vào lợi thế của kinh tế quy mô và nâng cấp thành các nhà máy sản xuất điện tập trung, phân phối và cả hệ thống quản lý.<ref name="Distributed Generation">Borberly, A. and Kreider, J. F. (2001). Distributed Generation: The Power Paradigm for the New Millennium. CRC Press, Boca Raton, FL. 400 pgs.</ref> Với truyền tải điện cao thế đường dài, việc kết nối các nhà máy để cân bằng tiêu thụ và cải thiện hệ số tiêu thụ đã trở thành hiện thực. 
 
Ở Vương Quốc Anh, Charlez Merz, làm việc ở công ty tư vấn Merz & McLellan, đã xây dựng Nhà Máy Điện Neptune Bank tại Tyne, gần Newcastle năm 1901<ref>{{cite web|url=http://www.royalsoced.org.uk/enquiries/energy/evidence/ShawA1.pdf|format=PDF|title=Kelvin to Weir, and on to GB SYS 2005|date=29 September 2005|author=Mr Alan Shaw |publisher=Royal Society of Edinburgh}}</ref>, và đến năm 1912, nó đã phát triển thành hệ thống điện cao thế tích hợp lớn nhất Châu Âu<ref>{{cite web |url=http://www.nnouk.com/survey/survey-utilities.shtml |title=Survey of Belford 1995 |publisher=North Northumberland Online}}</ref>. Merz được chỉ định vào vị trí lãnh đạo của Ủy Banban Quốc hội và các nghiên cứu của ông là khởi nguồn của Báo cáo Williamson năm 1918 với kết quả cuối cùng là Dự Luật Cung Cấp Điện năm 1919. Dự luật là bước đầu tiên để tiến đến hệ thống điện tích hợp. Đạo luật (Cung Cấp) Điện năm 1926 đã mở đường cho việc xây dựng Mạng lưới điện quốc gia<ref>{{cite web|url=http://www.nationaltrust.org.uk/main/w-chl/w-places_collections/w-collections-main/w-collections-highlights/w-collections-lighting-electricity.html |title=Lighting by electricity |publisher=[[National Trust for Places of Historic Interest or Natural Beauty|The National Trust]] |deadurl=yes |archiveurl=https://web.archive.org/web/20110629091025/http://www.nationaltrust.org.uk/main/w-chl/w-places_collections/w-collections-main/w-collections-highlights/w-collections-lighting-electricity.html |archivedate=2011-06-29 |df= }}</ref>. Ban Điện Trung Ươngương đã chuẩn lại hệ thống cung cấp điện quốc gia và thành lập mạng lưới điện xoay chiều đồng bộ đầu tiên, chạy ở mức điện thế 132kV, 50 &nbsp;Hz. Mạng lưới bắt đầu được hoạt động như Lưới điện quốc gia từ năm 1938. 
 
Những năm 1920, ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, các nhà cung cấp dịch vụ chung tay điều hành để giảm tải nhu cầu cao điểm và nguồn điện dự phòng. Năm 1934, Đạo Luật với các công ty cổ phần dịch vụ công ích của Hoa Kỳ được thông qua, cung cấp dịch vụ điện được công nhận là thương phẩm công quan trọng và được giám sát chặt chẽ. Đạo Luật Chính sách Năng Lượnglượng năm 1992 yêu cầu các chủ đường dây truyền tải điện cho phép các nhà sản xuất tiếp cận vào mạng lưới của họ<ref name="Distributed Generation"/><ref name="Electric Power Planning">Mazer, A. (2007). Electric Power Planning for Regulated and Deregulated Markets. John, Wiley, and Sons, Inc., Hoboken, NJ. 313pgs.</ref> và dẫn đến viêc tái cấu trúc cách thức vận hành của công nghiệp điện năng nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực sản xuất điện. Dịch vụ điện năng không còn được xây dựng theo mô hình độc quyền theo chiều dọc, mô hình mà sản xuất, truyền tải và phân phối được xử lý bởi một công ty duy nhất. Hiện tại, ba giai đoạn được phân chia cho các công ty khác nhau, với mục đích tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho truyền tải điện cao thế<ref name="History of Electric Power Systems "/>{{rp|21}}. Dự Luật Chính Sách Năng Lượnglượng năm 2005 cho phép ưu đãi và đảm bảo khoản vay cho việc sản xuất năng lượng thay thế và phát triển các công nghệ sáng tạo có thể tránh được khí thải nhà kính.  
 
Ở Pháp, năng lượng điện được khai thác từ những năm 1990, với 700 khu dân cư năm 1919 và 36528 khu dân cư vào năm 1938. Cùng thời gian đó, những mạng lưới lân cận bắt đầu được kết nối: Paris vào năm 1907 ở điện thế 12kV, vùng Pyrenees vào năm 1923 ở điện thế 150kV và hầu hết toàn đất nước được kết nối vào năm 1938 ở mức điện thế 220kV. Đến năm 1946, mạng lưới điện của Pháp là mạng lưới dày đặc nhất thế giới. Cũng cùng năm đó, Chính Phủphủ quốc hữu hóa công nghiệp điện năng bằng cách sát nhập các công ty tư nhân thành Electricite de France (Tổng Công Tyty Điện Lực Pháp). Tần số được chuẩn hóa ở 50Hz50&nbsp;Hz, và mang lưới 225kV thay thế mạng lưới 110kV và 120kV. Từ năm 1956, dòng điện tại các hộ gia đình được chuẩn hóa ở mức 220/380V, thay thế mức hiệu điện thế 127/220V trước đó. Trong những năm 1970, mạng lưới 440kV – mạng lưới tiêu chuẩn châu ÂU mới – được xây dựng. 
 
=== 2. Lịch sử lưới điện Việt Nam<ref>{{Chú thích web|url=http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-nam/vai-net-ve-lich-su-cua-he-thong-truyen-tai-dien-quoc-gia.html|title=Vài nét về lịch sử của hệ thống truyền tải điện quốc gia}}</ref> ===
Dòng 27:
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ từ 1954 - 1975, lưới điện miền Bắc Việt Nam cũng từng bước được xây dựng và phát triển. Năm 1962, những tuyến đường dây 110kV đầu tiên của hệ thống điện Việt Nam (Đông Anh - Việt Trì, Uông Bí - Hải Phòng) được khởi công xây dựng và hoàn thành đóng điện vào năm 1963. Tại thời điểm đó, chỉ ở miền Bắc mới có hệ thống lưới điện 110kV. Trong khoảng thời gian 10 năm tiếp theo, đã có tới 9/12 nhà máy điện ở miền Bắc được kết nối bằng hệ thống đường dây 110kV và hệ thống này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các nhà máy đến các trung tâm phụ tải.
 
Trên danh nghĩa bồi thường chiến tranh, năm 1961, Chính phủ Nhật Bản đã giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng hòa khởi công xây dựng và năm 1964 đóng điện vận hành tuyến đường dây 230kV Đa Nhim - Sài Gòn, dài 257km257&nbsp;km, với 729 cột thép đi qua địa hình sông, núi rất hiểm trở. Đây chính là tuyến đường dây truyền tải cấp điện áp 220kV đầu tiên của Việt Nam.
 
Sau khi đất nước thống nhất, cán bộ, công nhân ngành điện lại tiếp tục chung sức, đồng lòng để cùng nhau xây dựng và phát triển hệ thống điện Việt Nam. Đường dây 220kV Hà Đông - Hòa Bình là tuyến đường dây truyền tải cấp điện áp 220kV đầu tiên ở miền Bắc, được khởi công tháng 3/1979 và đóng điện vận hành tháng 5/1981 đã minh chứng cho trình độ, tinh thần và bản lĩnh của những con người làm công tác truyền tải điện Việt Nam. Thống kê cho thấy, trong vòng hơn 13 năm tiếp theo, đến trước khi ra đời, hệ thống truyền tải cấp điện áp 500kV, hệ thống truyền tải điện 220kV đã phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận như: tổng dung lượng máy biến áp 220kV tăng gấp hơn 5 lần lên 2.305 MVA, tổng chiều dài đường dây 220kV đã tăng gấp gần 3 lần lên 1.913 &nbsp;km.
 
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra chủ trương đổi mới, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực, cùng với đó là nhu cầu điện năng ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để khắc phục bất cập việc các nhà máy điện ở miền Bắc không phát hết công suất, có hiện tượng “thừa điện” thì khu vực miền Nam với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và năng động có nhu cầu điện tăng cao, Đảng và Nhà nước đã quyết định xây dựng đường dây 500kV Bắc - Nam (mạch 1).
 
Ngày 05/4/1992, công trình đường dây 500kV mạch 1 đã được khởi công và ngày 27/5/1994 đã khánh thành, đóng điện vận hành. Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống điện Việt Nam đã có “trục xương sống” 500kV chạy suốt từ Bắc vào Nam sau 02 năm xây dựng thần tốc.
Dòng 39:
Tiếp nối kỳ tích mạch 1, ngày 23/10/2005, đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 2 tiếp tục được hoàn thành và đưa vào vận hành, đảm bảo hệ thống truyền tải điện 500kV có hai mạch song song, tạo liên kết vững chắc, vận hành an toàn, tin cậy cho Hệ thống truyền tải điện Quốc gia. Việc xây dựng và đưa vào vận hành thành công hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam mạch 2 đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của ngành điện Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành và hợp tác quốc tế.
 
Trải qua khoảng thời gian hơn 14 năm kể từ khi đường dây 500kV mạch 1 được đưa vào vận hành đến trước khi Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia được thành lập (năm 2008), hệ thống truyền tải điện 220kV, 500kV đã được xây dựng và phát triển với những kết quả đáng ghi nhận. Tổng dung lượng máy biến áp 220kV, 500kV đã tăng hơn 4,7 lần lên 23.517 MVA, tổng chiều dài đường dây truyền tải điện 220kV, 500kV tăng gần 3,5 lần lên 11.443 &nbsp;km.
 
Cùng với sự phát triển của hệ thống truyền tải điện, sự hình thành và phát triển của 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 từ ngày đầu mới thành lập đến nay là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân làm công tác truyền tải điện về cả lượng và chất.
 
Ngày 15/9/1976, tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Quản lý Truyền tải điện được thành lập, với tổng số cán bộ công nhân viên là 649 người, tiếp quản lưới điện tương đối “quy mô”, với tổng chiều dài 257 &nbsp;km đường dây 230kV và 543 &nbsp;km đường dây 66kV; 28 trạm biến áp 66/15-6,6kV và 01 trạm biến áp 230/66/11kV, với tổng công suất 432 MVA.
 
Ngày 04/3/1995, Sở Quản lý Truyền tải điện được đổi tên thành Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4). Hiện nay, PTC4 đã trưởng thành với lực lượng cán bộ công nhân viên gần 2.000 người, quản lý vận hành 07 trạm biến áp 500kV và 29 trạm biến áp 220kV, với tổng dung lượng 22.467 MVA; 1.381 &nbsp;km đường dây 500kV và 3.776 &nbsp;km đường dây 220kV.
 
Ngày 01/5/1981, tại Thủ đô Hà Nội, Sở Truyền tải điện miền Bắc được thành lập, với gần 200 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ quản lý vận hành 07 TBA và 145 &nbsp;km đường dây 110kV trong điều kiện cực kỳ khó khăn như: cơ sở vật chất thiếu thốn, hệ thống lưới truyền tải điện quá già cỗi, thiết bị không đồng bộ và không có thiết bị dự phòng, điều kiện bảo dưỡng eo hẹp.
 
Ngày 25/3/1995, Sở Truyền tải điện miền Bắc được đổi tên thành Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1). Hiện nay, PTC1 đã lớn mạnh với hơn 2.440 cán bộ công nhân viên, đang quản lý vận hành 07 trạm biến áp 500kV, 34 trạm biến áp 220kV với tổng dung lượng 20.125 MVA; 2.524 &nbsp;km đường dây 500kV và 4.916 &nbsp;km đường dây 220kV.
 
Ngày 13/03/1990, tại thành phố Đà Nẵng, Sở Truyền tải điện 1 được thành lập gồm 350 cán bộ công nhân viên quản lý vận hành 01 trạm biến áp 220kV và 03 trạm biến áp 110kV, với tổng cộng 60 &nbsp;km đường dây 220kV và 350 &nbsp;km đường dây 110kV.
 
Ngày 04/3/1995, Sở Truyền tải điện 1 được đổi tên thành Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2). Hiện nay, PTC2 có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm hơn 1.000 người, quản lý vận hành 03 trạm biến áp 500kV và 08 trạm biến áp 220kV với tổng dung lượng 3.651 MVA; 1.212 &nbsp;km đường dây 500kV và 1.105 &nbsp;km đường dây 220kV.
 
Ngày 01/6/1990, tại thành phố Nha Trang, Sở Truyền tải điện 2 được thành lập chỉ có 20 người, với nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên. Nhưng trên thực tế, thời gian đầu mới thành lập Sở Truyền tải điện 2 không có cơ sở vật chất, không có phương tiện, không có nơi làm việc và không có cả đường dây truyền tải điện để quản lý.
 
Ngày 01/4/1995, Sở Truyền tải điện 2 được đổi tên thành Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3). Hiện nay, PTC3 đã có một lực lượng cán bộ công nhân viên hơn 1.000 người, quản lý vận hành 04 trạm biến áp 500kV và 06 trạm biến áp 220kV với tổng dung lượng 5.993 MVA; 1.619 &nbsp;km đường dây 500kV và 2.156 &nbsp;km đường dây 220kV.
 
Để đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng Hệ thống truyền tải điện Quốc gia, các Ban Quản lý dự án các công trình điện ở 3 miền, với nhiệm vụ quản lý quá trình đầu tư xây dựng các dự án đã được thành lập và phát triển.
Dòng 67:
Ngày 07/7/1988, tại thành phố Đà Nẵng, Ban Quản lý công trình điện được thành lập, gồm 60 người, với nhiệm vụ quản lý thi công các công trình đầu tư xây dựng đường dây, trạm biến áp 110 - 220kV tuyến Vinh - Quảng Ngãi và Vinh - Đồng Hới - Đà Nẵng để truyền tải điện năng từ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào miền Trung. Từ ngày 28-6-1995, Ban Quản lý công trình điện được đổi tên thành Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB). Kể từ ngày thành lập đến nay, các Ban Quản lý dự án các công trình điện với lực lượng cán bộ có chuyên môn ngày càng cao, luôn hoàn thành nhiệm được giao đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Hệ thống truyền tải điện Quốc gia.
 
Vào trước thời điểm năm 1981, cả nước mới chỉ có 02 đường dây 220kV và 02 trạm biến áp 220kV. Đến nay, lưới truyền tải điện do ENNNPT quản lý đã phát triển mạnh cả về quy mô và công nghệ với tổng cộng trên 18.960 &nbsp;km đường dây, bao gồm 6.737 &nbsp;km đường dây 500kV, 12.185 &nbsp;km đường dây 220kV và 42 &nbsp;km đường dây 110kV; 102 trạm biến áp, bao gồm 21 TBA 500kV, 80 TBA 220kV và 01 TBA 110kV, với tổng dung lượng MBA là 54.676 MVA. Lưới truyền tải điện Quốc gia đã vươn tới 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước trong khu vực, với công nghệ ngày càng hiện đại như đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, hệ thống SCADA…
 
'''Bước ngoặt lịch sử'''
Dòng 75:
Kể từ thời điểm này, hệ thống lưới điện cấp điện áp 110kV được bàn giao cho các Tổng công ty Điện lực, EVNNPT thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành Hệ thống truyền tải điện Quốc gia, bao gồm các trạm biến áp và đường dây cấp điện áp 220kV và 500kV. Sự kiện này đã đánh dấu sự phát triển của ngành điện và mở ra giai đoạn phát triển mới trong lĩnh vực truyền tải điện Việt Nam.
 
Chỉ 8 tháng sau khi được thành lập, EVNNPT đã đóng điện đường dây 220kV Châu Đốc - Tịnh Biên - Takeo cấp điện cho Campuchia vào tháng 03/2009. Đây là đường dây 2 mạch dài 69,5 &nbsp;km, 210 vị trí cột, công suất truyền tải lớn nhất 200 MW, sản lượng trung bình từ 900 triệu đến 1,4 tỷ kWh/năm.
 
Tiếp theo, EVNNPT đã kịp thời hoàn thành các công trình lưới điện 500kV đấu nối đồng bộ Nhà máy thủy điện Sơn La (gồm đường dây 500kV đấu nối nhà máy thủy điện Sơn La - trạm biến áp 500kV Sơn La, trạm biến áp 500kV Sơn La, đường dây 500kV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan, đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa, trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa) để đưa dòng điện của Sơn La hòa vào lưới điện Quốc gia; đóng điện và đưa vào vận hành đường dây 220kV Đắk Nông - Phước Long - Bình Long vào ngày 28/12/2012.
 
EVNNPT đã hoàn thành đóng điện các công trình 500kV trọng điểm, tạo thành hệ thống lưới điện 500kV đấu nối các nhà máy điện và các mạch vòng, đảm bảo cấp điện cho các thành phố lớn, các khu vực trọng điểm kinh tế như mạch vòng 500kV Phú Mỹ - Sông Mây - Tân Định - Phú Lâm - Nhà Bè - Phú Mỹ; Sơn La - Hiệp Hòa - Quảng Ninh - Thường Tín - Nho Quan - Hòa Bình - Sơn La. Đặc biệt, 2 mạch đường dây 500kV Bắc - Nam đã được EVNNPT đầu tư nâng dung lượng tụ bù dọc để tăng cường khả năng tải, vì vậy, công suất truyền tải trên 2 mạch đường dây 500kV Bắc - Nam có thể lên tới 2.300 MW, sản lượng truyền tải đạt trên 12 tỷ kWh/năm.
 
Ngày 5/5/2014, EVNNPT đã đóng điện thành công và đưa vào vận hành đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông (đường dây 500kV mạch 3).