Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Miếu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{đang viết}} '''Miếu''' là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn [[đền]…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 23:35, ngày 30 tháng 11 năm 2010

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền.

Khái niệm

Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm về miếu. Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền là nơi qủy thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

Tương tự, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình… Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay… Đình miếu cũng theo một kiểu mẫu, chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi...

Xem thêm