Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoth”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Longnb (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Longnb (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
| alt =
| caption = Thần Thoth dưới hình dạng một người có đầu một con cò
| god_of = '''Thần của phép thuật, kiến thức, chữ viết và sự thông thái'''
| hiro =
| cult_center = [[Hermopolis]]
| symbol = đĩa [[mặt trăng]], cuộn giấy [[papyrus]]quăm, [[khỉ đầu chó]]
| parents = tự sinh hoặc [[Ra]]
| siblings =[[Hornub]] và [[Neferhor]]
| consort = [[Seshat]] hoặc, [[Ma'at]], [[Nehmauit]]
| offspring =
}}
{{Tín ngưỡng Ai Cập cổ đại}}
'''Thoth''' ('''Tehuty''', '''Tahuti''', '''Tehuti''', '''Techu''', '''Tetu'''), là vị thần cai quản [[Mặt Trăng]] trong [[Tôn giáo Ai Cập cổ đại|tín ngưỡng Ai Cập cổ đại]]. Ông là thần của pháp thuật, văn tự và kiến thức, được gọi là "Vị thần của Thánh thư".
'''Thoth''', trong [[tín ngưỡng]] [[Ai Cập cổ đại]], là vị [[thần]] [[Mặt Trăng]], cai quản về văn bản và kiến thức và là "Vị thần của Thánh thư". Đôi khi người ta nói ông là con trai trưởng của [[thần]] [[mặt Trời|mặt trời]] [[Ra (định hướng)|Ra]] dù rằng theo một truyền thuyết thì ông được phóng ra từ trên đầu của ác thần [[Seth]]. Thoth thường được xem là đại quan của [[Osiris]], vị thần của [[thảo mộc]] và người chết, hoặc là thư ký cao cấp của thần này. Vì có kiến thức thần bí nên Thoth đã từng phụ giúp đắc lực trong việc mai táng Osiris. Ông còn giúp trông nom [[Horus]] trong khi [[Isis]] nuôi nấng thần này. Về sau Thoth đã kế vị Horus lên ngôi ở vùng [[Ả Rập]] và trị vì đất nước này trong sự thái bình trên 3000 năm. Sau đó ông giữ địa vị thần Mặt Trăng trên trời.<ref>Thutmose III: A New Biography By Eric H Cline, David O'Connor University of Michigan Press (ngày 5 tháng 1 năm 2006)p. 127</ref> Đôi khi ông hiện thân dưới dạng một con khỉ đầu chó.
 
Ông thường xuất hiện với hình dạng một người đàn ông với cái đầu của loài [[Cò quăm trắng châu Phi|cò quăm]], hay một con [[khỉ đầu chó]] (con vật thiêng của Ai Cập).
Theo một chuyện kể thì ông theo lệnh thần Ra soi sáng bầu trời ban đêm. Tại đây, ông bị các quái vật gặm nhấm dần dần nhưng chúng lại phải từ từ nhả ra từng miếng nhỏ. Thần Thoth thường được mô tả dưới dạng một con cò lớn hoặc một con khỉ đột. Người ta nói là ông viết sách pháp thuật, có tên là ''Sách của thần Thoth'' đang được [[chôn cất|chôn]] trong một ngôi mộ gần [[Memphis]]. Các câu thần chú trong sách được nói là có thể giúp cho người sử dụng có được quyền năng đối với [[linh hồn]]. Thoth cũng là thần ghi lại phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới [[địa ngục]].
 
== Gia đình ==
Thoth được cho là chồng của nữ thần [[Seshat]], một vị thần đảm nhiệm những vai trò như ông. Họ có một người con là [[Hornub]]. Tại [[Hermopolis]], ông lấy nữ thần bảo vệ [[Nehmauit]], con của họ là thần [[Neferhor]]. Ông cũng đôi khi được coi là chồng của [[Ma'at]] trong một số tài liệu<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://ancientegyptonline.co.uk/thoth.html|title=Gods of Ancient Egypt: Thoth}}</ref>.
 
== Thần thoại ==
Theo thần thoại, ông được xem là một vị thần sáng tạo. Dưới hình dạng một con [[Cò quăm trắng châu Phi|cò quăm]], ông đã ấp một quả trứng, và vị [[Thần Ra|thần mặt trời Ra]] nở ra từ đó. Thoth được cho là đã tự tạo nên mình thông qua sức mạnh của lời nói<ref name=":0" />. Khi Thoth cất tiếng hát, 8 vị thần Ogdoad được sinh ra, đó là [[Nu (thần thoại)|Nun]] - [[Nu (thần thoại)|Naunet]], Heh - Hauhet, Kuk - Kuaket, và [[Amun]] - [[Amunet]]<ref name=":0" />.
 
Mặt trăng và mặt trời ban đầu được coi là mắt trái và phải của [[Horus]]. Trong trận giao tranh với người chú, [[Set (thần thoại)|Set]], Horus bị Set xé rách mắt trái. Thoth đã dùng phép phục hồi con mắt của ông. Về sau, Thoth trở thành vị thần đại diện cho mặt trăng, có lẽ vì cái mỏ quặp của cò quăm được liên tưởng như vầng trăng lưỡi liềm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng ngàn xác ướp của loài cò quăm châu Phi được chôn vào thời [[Hậu nguyên]] (664 – 332 TCN)<ref name=":0" />.
 
Trong khi Osiris và Isis là người đã mang nền văn minh đến cho nhân loại, thì Thoth là người tạo nên các văn bản về [[y học]], [[nghi lễ]] và [[pháp thuật]]. Ông thậm chí được cho là đã phát minh ra [[âm nhạc]] (liên kết với [[Hathor]])<ref name=":0" />. Ông còn là thần bảo trợ của những người ghi chép. Theo truyền thuyết, [[Seshat]] vợ ông mới là người sáng tạo nên chữ viết và con số, Thoth là người dạy cho người dân cách viết và đọc. Ông cùng vợ mình chịu trách nhiệm trông coi "Thư viện của các vị thần".
 
Ông có trách nhiệm ghi chép phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới [[địa ngục]] Duat và là một trong 42 vị thẩm phán tối cao. Thoth được gọi với nhiều tên như "Vị thần của sự căn bằng". Ngoài ra, ông cũng là người ghi chép những chuyện của các vị thần, nên được gọi là "Giọng nói của Ra" hay "Cố vấn của Ra" (cùng với [[Ma'at]]), và thường cùng Ra đi trên con thuyền Mặt trời. Người ta cho rằng, Thoth được Ra cho quyền cai trị một phần của địa ngục, đại diện cho Ra ở thế giới bên kia Lúc này thì [[Ma'at]] lại được xem là vợ ông<ref name=":0" />.
 
=== Giúp đỡ thần Nut ===
Khi thấy [[Geb]] và [[Nut]] ôm nhau say đắm, thần [[Thần Ra|Ra]] vô cùng tức giận đã lệnh cho [[Shu]] phải chia tách họ ra. Khi biết Nut có thai, Ra tuyên bố Nut "sẽ không sinh con vào bất cứ ngày nào trong năm". Bấy giờ, 1 năm chỉ có 360 ngày. Thoth biết được chuyện nên đã tìm cách giúp bà. Ông cùng thần Mặt trăng [[Khonsu]] đánh cờ, và quy ước nếu Khonsu thua thì phải đưa cho Thoth một phần ánh sáng của mình<ref name=":0" />.
 
Thoth là vị thần trí tuệ nên Khonsu đã thua ông rất nhiều lần, và số ánh trăng thu được đủ tạo thêm 5 ngày nữa. Trong 5 ngày này, Nut đã hạ sinh 5 vị thần: [[Osiris]], [[Isis]], [[Set (thần thoại)|Set]], [[Nephthys]] và trong một số truyền thuyết, có cả [[Horus]]. Về sau, khi các giáo phái khác nhau hình thành, Horus trở thành con trai của Isis và Osiris<ref name=":0" />. 
 
=== Thuyết phục Tefnut ===
Do bất đồng với cha mình là thần [[Thần Ra|Ra]], nữ thần [[Tefnut]] đã rời bỏ Ai Cập và mang hết nguồn nước tới [[Nubia]], khiến đất đai trở nên khô cằn. Bà sống tại Nubia với hình hài một con [[sư tử]] cái, giết những động vật và người dân xung quanh để uống máu họ. Ra hối hận đã sai [[Shu]] và Thoth đi tìm bà. Shu và Thoth biến thành khỉ đầu chó và bắt đầu tìm kiếm vị nữ thần này.
 
Khi gặp 2 người, Tefnut từ chối quay về vì bà cho rằng mình đang sống rất hạnh phúc tại đây. Thoth cố gắng thuyết phục bà, hứa sẽ tổ chức một buổi lễ thật linh đình nếu bà đồng ý. Cuối cùng bà cũng chấp nhận quay về. Cả 3 theo đường nước [[Sông Nin|sông Nile]] trở về,khắp các thành phố và mang nước cho họ<ref name=":0" />.
 
=== Setna và Sách của thần Thoth<ref>{{Chú thích web|url=http://www.egyptianmyths.net/mythbookthoth.htm|title=The Book of Thoth}}</ref> ===
Thoth là tác giả của những câu thần chú trong "Sách chết" và "Sách thở" (cũng được cho là của [[Isis]]). ''Sách của thần Thoth'' là quyển sách ghi lại tất cả những gì bí ẩn trong vũ trụ này, được cho là chôn trong một ngôi mộ gần [[Memphis (Ai Cập)|Memphis]]. Bất cứ ai đọc nó sẽ trở thành pháp sư quyền lực nhất trên thế giới, nhưng sẽ bị nguyền rủa bởi sự hiểu biết của họ. Cuốn sách này được nhiều người cho là "Viên ngọc lục bảo của Thoth", một tác phẩm có tính xác thực đáng ngờ.
 
Tương truyền, pharaoh [[Ramesses II]] có một hoàng tử tên [[Setna]], là người có thể giải mã được hết tất cả những văn tự bí mật cổ xưa mà các thầy tư tế của những vị thần không tài nào biết được.
 
Tình cờ một hôm, Setna đọc được những dòng văn tự trên một cuộn giấy, kể về câu chuyện của hoàng tử [[Neferkeptah]], con một vị pharaoh cách đây hơn trăm năm. Nefrekeptah đã đọc Sách của Thoth, nhờ đó có một năng lực vô biên, có thể hiểu được tiếng của chim thú và có thể hồi sinh cả người chết. Cuốn sách đó đã được chôn cùng Nefrekeptah tại Memphis.
 
Cùng với người anh em trai [[Anhureau]], cả 2 tìm cách đột nhập vào khu hầm mộ của Neferkeptah. Khi vào trong, họ nhìn thấy xác ướp của ông ta và vợ con. Người vợ của Neferkeptah đã nói rằng: "Chớ có lấy Sách của Thoth, Setna. Nó sẽ mang lại rắc rối cho ngươi như chính Neferkeptah, người đang nằm đây. Hãy cẩn thận !". Bà đã kể rằng chính chồng bà đã từng ăn cắp quyển sách thần và đọc được những phép thuật trong đó nhưng điều này đã khiến Thoth nổi giận. Thần đã trừng phạt cả gia đình Neferkeptah bằng chính cái chết.
 
Tuy nhiên, câu chuyện đó đã không ngăn cản được ý định ban đầu của Setna, chàng vẫn tiến tới chỗ để của cuốn sách và đến lúc chàng gần lấy đuợc nó thì xác uớp của Neferkeptah bỗng bật dậy, ông ta nói với chàng rằng: "Hãy chơi với ta 4 trận kéo co, nếu ngươi thắng, ngươi có thể lấy quyển sách đi".
 
Setna đã cố hết sức lực nhưng chàng không thể thắng đuợc xác uớp của Neferkeptah. Anh ta đã hét gọi người anh em của mình: "Anhureau, nhanh lên! Mau lấy cho ta cái bùa hộ mạng của thần Ptah. Chỉ có nó mới cứu được ta, nhanh lên !". Anhureau nhanh chóng lấy cái bùa đeo vào cổ Setna, ngay lập tức phép thuật của Neferkeptah biến mất, Setna nhanh chóng lấy quyển sách và chạy ra khỏi khu hầm mộ.
 
Một ngày nọ, khi Setna đang ngồi nghỉ trong một ngôi đền, anh ta gặp 1 cô gái rất đẹp, tên là Tabubua. Cô gái đã khiến Setna phải lòng ngay lập tức và chàng đã cố thuyết phục cô ta lấy mình. Tabubua đồng ý với điều kiện là vợ con của anh phải chết. Khi uống cạn chén rượu mà Tabubua đưa, anh ta ngất đi ngay lập tức. Khi tỉnh dậy, Setna thấy mình nằm khỏa thân trên sa mạc, bên cạnh một xác chết.
 
Khi về cung điện của mình, thấy vợ và con vẫn sống khỏe, anh ta mới sực tỉnh và quyết định trả lại cuốn sách thần chú đó về chỗ cũ. Nghe theo lời của cha, hoàng tử Setna đem trả lại cuốn sách cho Neferkeptah. Sau đó, anh đã bịt kín lối đi vào hầm mộ. Vô tình một cơn bão cát đã biến nơi đó thành một gò đất hoàn hảo, không giống như một ngôi mộ nào. Kể từ đó, không ai còn nhìn thấy cuốn sách của thần Thoth nữa.
 
== Tham khảo ==
Hàng 25 ⟶ 64:
 
== Liên kết ngoài ==
{{thể loại Commons|Thoth}}
*{{cite encyclopedia | last = Stadler | first = Martin | editor-last = Dieleman | editor-first = Jacco | editor2-last = Wendrich | editor2-first = Willeke | title = Thoth | encyclopedia = UCLA Encyclopedia of Egyptology | publisher = Department of Near Eastern Languages and Cultures, UC Los Angeles | date = 2012 | url = http://escholarship.org/uc/item/2xj8c3qg }}
 
{{sơ khai ACCD}}
 
{{Tôn giáo Ai Cập cổ đại}}
Hàng 34 ⟶ 70:
[[Thể loại:Thần thánh trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại]]
[[Thể loại:Thần Ai Cập]]
[[Thể loại:Thần thoại Ai Cập]]