Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Sedan (1870)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (7) using AWB
Dòng 13:
|commander1={{flagicon|Đế quốc Đức}} '''[[Wilhelm I, Hoàng đế Đức|Wilhelm I]]'''<br />{{flagicon|Đế quốc Đức}} '''[[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Helmuth von Moltke]]'''<br />{{flagicon|Đế quốc Đức}} [[Friedrich III, Hoàng đế Đức|Friedrich Wilhelm]] <br /> {{flagicon|Đế quốc Đức}} [[Albert của Sachsen|Albert von Sachsen]]
|commander2={{flagicon|France}} '''[[Napoléon III]]'''{{POW}}<br />{{flagicon|France}} [[Patrice de Mac-Mahon|De Mac-Mahon]]{{POW}}<br />{{flagicon|France}} [[Auguste-Alexandre Ducrot|Auguste Ducrot]] <br /> {{flagicon|France}} '''[[Emmanuel Félix de Wimpffen|De Wimpffen]]'''
|units1= Tập đoàn quân số 3 <br /> Tập đoàn quân Maas
|units2= Tập đoàn quân Châlons
|strength1= 200.000&ndash;250.000 [[lục quân|quân]], 774 [[pháo|đại bác]]<ref name="Chandler95">David G. Chandler, ''A Traveller's Guide to the Battlefields of Europe: Western Europe'', trang 95</ref><ref name="tucker369"/>
Dòng 101:
Các khẩu đội nhập trận sớm nhất của Đức phải giao đấu ác liệt với một lực lượng pháo binh lớn của Pháp quanh Illy. Ban đầu các khẩu đội chỉ được yểm trợ bởi kỵ binh và một vài đại đội bộ binh, và họ nhanh chóng trở thành mục tiêu tấn công của một sư đoàn kỵ binh Pháp đóng giữ cao nguyên Illy. Lúc 9h, tướng Galliffet tổ chức ba trung đoàn kỵ binh ''[[Chasseurs d'Afrique]]'' và hai khối thương kỵ binh thành 3 chiến tuyến để tấn công quân Đức. Khi kỵ binh Pháp ở cách họ 60 bước, Trung đoàn 87 &ndash; đơn vị Phổ đầu tiên phải chống đỡ với đợt tấn công này &ndash; xả một tràng đạn vào đội hình đối phương. Nhưng tốp kỵ binh đầu tiên của Pháp tiếp tục tiến xa chút nữa, rồi tản ra hai cánh và trở thành mồi ngon cho hỏa lực ác liệt của các toán bộ binh yểm trợ của Đức. Thêm vào đó, pháo binh Đức cũng cày nát hàng ngũ kỵ binh Pháp. Quân Pháp bị thương vong rất nhiều, phải cuống cuồng bỏ chạy vào rừng Bois de Garenne.<ref name="gutenberg"/>
 
Lúc 10h, trong khi các cuộc tấn công của quân Pháp vào Bazeilles và Daigny đang bị đẩy lui, các khẩu đội pháo của Quân đoàn XI Phổ đã vào vị trí quanh các ngọn đồi phía đông nam St. Menges. Không lâu sau, lực lượng của họ được tăng cường bởi các khẩu đội của Quân đoàn V. Với bước tiến ồ ạt của các đội hình hùng mạnh của Đức về phía Fleigneux, quân Đức đã gần như khép kín được vòng vây quanh Sedan vào giờ phút này. Moltke tin rằng Quân đoàn Bayern và các đơn vị pháo binh trừ bị ở tả ngạn sông Meuse sẽ đủ sức để đẩy lui bất kỳ một cuộc phá vây nào của quân Pháp theo hướng này. 5 quân đoàn Đức đóng bên sườn phải của quân Pháp và sẵn sàng hiệp lực tấn công.<ref name="gutenberg"/>
 
=== Cuộc thảm bại của Pháp ===
Dòng 109:
Được tăng viện bởi các đơn vị đi đầu của Quân đoàn IV, quân Bayern tiến ra từ làng Bazeilles đang bùng cháy và từ Moncelle, và đập tan cuộc kháng cự bền bỉ của các trung đoàn thuộc Quân đoàn XII Pháp ở phía đông Balan, bức rút đối phương về phía Fond de Givonne. Cuộc giao chiến đã mang lại cho họ quyền làm chủ mũi nam của cao điểm dốc xuống từ Illy. Nhận thấy nguy cơ phản công của quân Pháp, quân Đức đã chấn chỉnh và củng cố hàng ngũ của mình để đối phó. Sau đó Lữ đoàn 5 Bayern tràn xuống Balan. Họ chỉ gặp phải sự chống cự yếu ớt trong làng, nhưng phải sau một cuộc giao chiến khốc liệt, họ mới chiếm được công viên của tòa dinh thự nằm cuối làng. Từ đây, không lâu sau giữa ngày, [[tiểu đoàn]] tiên phong của Bayern đã tiến sát đến các bức tường của pháo đài và chạm súng với quân trú phòng. Quân Pháp giờ đây đã hình thành vị trí phòng ngự vững chắc ở Fond de Givonne và hai bên khai hỏa dữ dội. Lúc 13h, sau khi được tăng cường lực lượng, quân Pháp oanh kích bằng đại bác và [[mitrailleuse|súng máy]] trước khi tiến hành phản công. Lữ đoàn 5 Bayern bị đẩy lùi, nhưng, được sự hỗ trợ của Lữ đoàn 6, họ đã giành lại được vị trí của mình sau một tiếng đồng hồ kịch chiến.<ref name="gutenberg"/>
 
Trong khi đó, Quân đoàn Sachsen tiếp tục bước tiến đều đặn của mình về Givonne &ndash; nơi các [[đại đội]] đi đầu của Quân đoàn Vệ binh Phổ đã đóng giữ. Dưới sự yểm trợ đắc lực của pháo binh, một số đơn vị bắn [[súng hỏa mai]] của Vệ binh Phổ đã tiến chiếm Haybes. Pháo binh hùng mạnh của Phổ đã vài lần buộc các khẩu đội địch phải thay đổi vị trí và loại một số cỗ pháo của Pháp ra khỏi vòng chiến. Để vãn hồi tình hình, người Pháp liên tiếp huy động các lực lượng lính tập lớn phản công. Họ điều 10 cỗ đại bác vào phần phía tây Givonne - nơi họ vẫn đang trấn giữ, nhưng [[Đại úy]] Witzleben (Trung đoàn Hỏa mai Cận vệ) xua [[Đại đội]] 5 nhanh chóng tấn công và thu gọn 10 khẩu pháo trong khi chúng còn chưa được tháo rời khỏi xe. Từ một khoảng cách xa, các khẩu pháo của Phổ cũng dội đạn vào khu rừng Bois de Garenne dày đặc quân Pháp với hiệu quả đáng kể.<ref name="gutenberg"/><ref>Justus Scheibert, ''The Franco-German War, 1870-71'', trang 128</ref>
 
Sau khi lính bắn tỉa [[Paris]] (''[[Franc-tireur|Franctireurs]] de Paris'') bị quét sạch khỏi Chapelle, lực lượng kỵ binh Cận vệ Phổ đã tràn khắp Givonne và lên thung lũng. Vào buổi trưa, các toán khinh kỵ binh đã bắt liên lạc trực tiếp của cánh trái của Tập đoàn quân số 3. Vốn đã rời Fleigneux, [[Lữ đoàn]] số 41 của tập đoàn quân này giờ đây đang tràn lên thung lũng thượng nguồn sông Givonne, trong khi cuộc triệt thoái của quân Pháp từ Illy về hướng nam đã khởi đầu từ trước. Trung đoàn 87 lấy được 8 khẩu đại bác đang hoạt động, thu được 30 xe goòng chở hành lý và bắt giữ toàn bộ nhân công trên đó, cùng với hàng trăm con ngựa của kỵ binh Pháp đang lang thang vô chủ. Quân kỵ binh của tiền vệ Quân đoàn V cũng bắt sống tướng Brahaut và bộ tham mưu của ông này, cùng với một số lượng lớn bộ binh rải rác, 150 ngựa kéo, 40 xe chở đạn dược và lương thực.<ref name="gutenberg"/>
 
Quân Pháp cũng từng thực hiện một cuộc phá vây về phía Floing. Do trước đó các đơn vị bộ binh yếu ớt của Phổ án ngữ ở đây đã dần dần được tăng cường lực lượng, cuộc đột vây của quân Pháp nhanh chóng bị bẻ gãy. Và giờ đây, từ vị trí của mình ở sườn dốc phía đông thung lũng Givonne, 26 khẩu đội pháo của Tập đoàn quân số 3 đã hiệp lực với các khẩu đội pháo của Quân đoàn Vệ binh oanh kích ào ạt vào cứ điểm phòng thủ của địch. Hiệu quả của các đợt pháo kích là rất lớn: nhiều khẩu đội Pháp bị tan vỡ và nhiều xe goòng chở đạn dược bị nổ. De Wimpffen ban đầu xác định cuộc tiến quân của địch từ hướng bắc chỉ là thao diễn, nhưng đến trưa, ông hoàn toàn nhận ra đây là một cuộc tấn công thực sự. Do đó, ông sai hai sư đoàn của Quân đoàn I, vốn đã dừng chân ở tuyến thứ hai phía sau mặt trận Givonne, trở lại cao điểm Illy để hỗ trợ cho quân đoàn Douay. Khi tới chỗ Quân đoàn XII, Wimpffen đã phát hiện họ đang rút khỏi Bazeilles về Sedan. Do vậy, ông khẩn cấp yêu cầu tướng Douay cử viện binh tiến về Bazeilles. Nhận lệnh, Lữ đoàn Maussion lập tức hành quân về hướng Bazeilles và được theo sau bởi một lữ đoàn khác.<ref name="gutenberg"/>
 
Những hoạt động hành quân này đều diễn ra trong phạm vi của khu vực phía nam rừng Bois de Garenne và rơi vào tầm đạn dồn dập của đại bác Đức từ hai phía. Cuộc rút chạy của kỵ binh Pháp làm tăng thêm sự rối loạn trong hàng ngũ quân Pháp, và một số tiểu đoàn phải chạy ẩn náu vào bên trong rừng &ndash; một nơi trú ẩn không hề an toàn. Được tăng viện bởi các bộ phận thuộc Quân đoàn V, quân của Douay đã giành lại được Calvaire d'Illy, nhưng bị buộc phải thoái lui vào lúc 14h sau khi khi rừng Garenne bị 60 cỗ pháo của pháo binh Cận vệ Phổ oanh kích.<ref name="riley"/>
Dòng 125:
Ngoài ra, một toán thiết kỵ binh Pháp đổ ra từ Gaulier tập hậu quân Đức, nhưng vấp phải sự chống cự của khinh kỵ binh Phổ và bị đẩy lùi lên mạn bắc. Một số phân đội kỵ binh khác của Pháp vượt qua tuyến phòng ngự của bộ binh Đức và đến tận con đèo hẹp ở St. Albert trước khi bị các tiểu đoàn trấn giữ tại đây đánh thiệt hại nặng. Ngoài ra, vài khối kỵ binh Pháp khác lại đánh vào Floing thêm một lần nữa nhưng bị [[Tiểu đoàn]] [[Jäger|Khinh chiến]] 5 bắn hạ. Sau đó, kỵ binh Pháp mở hai đợt xung phong nữa nhưng lần nào cũng bị súng trường và đại bác của Phổ đẩy lui với thiệt hại hết sức nặng nề.<ref name="gutenberg"/><ref name="riley"/> Tinh thần tấn công dũng cảm của các đơn vị kỵ binh Pháp trong trận chiến đã khiến cho vua Wilhelm I từng bật thốt: ''"Ôi! Những con người can trường."'' Câu nói của vua Phổ đến nay vẫn được ghi khắc trên một đài tưởng niệm ở phía trên Floing<ref name="alistairhorne"/>. Nhưng các đợt tấn công tự sát của kỵ binh Pháp đã không thể xoay chuyển thế trận. Để đập tan các đợt tiến công này, bộ binh Phổ chỉ bị tổn thất nhẹ và giờ đây họ tái chiến với sư đoàn Liébert. Quân của Liébert chống trả ngoan cường và gây cho địch nhiều tổn thất: 3 tiểu đoàn của Trung đoàn Bộ binh 6 kết thúc ngày hôm ấy với sự chỉ huy của các [[trung úy]]. Đến 15h, quân Pháp rút chạy vào Bois de Garennes.<ref name="gutenberg"/>
 
Khoảng một giờ trước đó, nhận thấy lực lượng quân Bayern ở Bazeilles đã kiệt quệ, De Wimpffen trở lại ý định ban đầu của mình: ông sai các Quân đoàn I, V và XII, với sự yểm trợ của Quân đoàn VII, thọc một mũi vào trận tuyến quân Bayern và mở đường chạy ra Carignan. Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, các mệnh lệnh của Wimpffen đã thể được truyền đến các chỉ huy cấp quân đoàn &ndash; hoặc, nếu đến, thì đến quá muộn để có thể được tiến hành. Quân đội Pháp giờ đây đã sắp gần đến hơi thở cuối cùng. Chỉ còn có 3 sư đoàn Bassoigne, Gozo và Grandchamp là chưa tham gia giao chiến. Vào lúc 15h, các sư đoàn Gozo và Grandchamp từ Fond de Givonne tiến lên cao điểm phía đông và, với sự phối hợp của các khẩu đội pháo, họ tấn công Sư đoàn Bộ binh 23 của Sachsen trong khi sư đoàn này đang hành quân trong thung lũng tả ngạn sông Givonne. Với sự yểm trợ từ đội hình bên trái và pháo binh của Quân đoàn Vệ binh Phổ, quân Sachsen nhanh chóng đập tan đợt tấn công này, buộc địch phải chạy qua thung lũng và về Fond de Givonne. Đến thời điểm này, tinh thần chiến đấu của người Pháp đã tan vỡ và hàng trăm quân Pháp đồng loạt đầu hàng. Không lâu sau khi các cao điểm phía tây Givonne nằm chắc trong tay quân Đức, họ triển khai pháo binh tại đây. Lúc 15h, một trận tuyến pháo binh gồm 21 khẩu đội trải dài từ Bazeilles tới Haybés đã vào trận.<ref name="gutenberg"/><ref name="riley"/>
 
[[Tập tin:General von Pape.jpg|phải|thumb|[[Alexander August Wilhelm von Pape|Alexander von Pape]], Chỉ huy trưởng Sư đoàn Vệ binh số 1.]]
Dòng 166:
 
[[Tập tin:SedanBrandenburgerTor.jpg|thumb|300px|[[Cổng Brandenburg]] lên đèn trong '[[Ngày Sedan]]' năm [[1898]]. Dòng chữ có thể được dịch là "Thật là một thay đổi dưới sự dẫn dắt của [[Giêsu|Chúa]]".]]
Sau khi lan tới Paris, tin tức về cuộc đầu hàng của Hoàng đế đã làm dấy lên làn sóng căm phẫn của công chúng Pháp. Vào ngày [[4 tháng 9]] năm 1870, một cuộc [[cách mạng]] không đổ máu đã lật đổ nền thống trị của Đệ nhị Đế chế và dẫn đến sự thành lập nền [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|cộng hòa thứ ba]] trong [[lịch sử Pháp]]. Chính quyền Cộng hòa kiên quyết theo đuổi cuộc chiến; song, mặc dù cuộc chiến sẽ còn tiếp diễn trong 5 tháng nữa, trận Sedan đã hoàn toàn định đoạt phần thắng của người Đức. Với việc đạo quân chủ lực của Bazaine bị vây kín ở Metz (và đầu hàng ngày [[27 tháng 10]]) trong khi đạo quân chủ lực của MacMahon bị tiêu diệt ở Sedan, người Pháp không còn lực lượng nào có thể cản nổi sức tấn công của quân Phổ. Quyền chủ động trong cuộc chiến giờ đây đã nằm vững trong tay người Đức. Chẳng bấy lâu sau đại thắng Sedan. Moltke điều Tập đoàn quân số 3 và Tập đoàn quân Maas tiến đánh [[thủ đô]] Pháp. Ngày [[19 tháng 9]], họ đến ngoại ô Paris và [[Cuộc vây hãm Paris (1870&ndash;1871)|bắt đầu vây hãm]] thành phố. Trong khi hai tập đoàn quân bẻ gãy hàng loạt cuộc phá vây của quân phòng thủ Paris, các lực lượng dày dạn chiến trận khác của Moltke cũng liên tục đánh thắng đạo quân mới được chiêu mộ ở các tỉnh trong các chiến dịch khốc liệt vào [[mùa thu]] và [[mùa đông]].<ref name="tucker369"/><ref name="philippwright"/><ref name="riley"/><ref>Joseph Howard Tyson, ''Hitler's Mentor: Dietrich Eckart, His Life, Times, and Milieu'', trang 68</ref> Cuối [[tháng 12]] năm 1870, Bismarck ra lệnh pháo kích Paris. Moltke phản đối hành động này, thay vì đó ông thực hiện chính sách bỏ đói Paris để buộc thành phố phải đầu hàng sau vài tháng chống cự.<ref name="zabecki100">David T. Zabecki, ''Chief of Staff: Napoleonic wars to World War I'', trang 100</ref>
 
Chẳng bấy lâu sau trận Sedan, Bismarck đã tiến hành đàm phán với các quốc gia Nam Đức nhằm tiến tới thành lập một nhà nước liên bang Đức dưới sự lãnh đạo của Phổ<ref>Marshall Dill, ''Germany: A Modern History'', trang 145</ref>. Cuối cùng, vào ngày [[18 tháng 1]] năm 1871, lễ thành lập [[Đế quốc Đức]] đã được cử hành tại [[điện Versailles]] với sự tham dự của Wilhelm I, Bismarck và 500 sĩ quan Đức trong khi nước Pháp cận kề thất bại. Wilhelm I được tấn phong làm vị [[Hoàng đế Đức|hoàng đế]] đầu tiên của một nước Đức thống nhất. Ngày hôm sau, quân Đức [[Trận Buzenval|đập tan một cuộc phá vây của 9 vạn quân phòng ngự Paris]].<ref>Eric Dorn Brose, ''German History, 1789-1871: From the Holy Roman Empire to the Bismarckian Reich'', trang 364</ref> Bismarck tiếp tục dội đại bác vào Paris, nhưng suy tính của Moltke đã đúng. Trước cơn đói khát nghiêm trọng của dân chúng Paris, người Pháp buộc phải đầu hàng vào ngày [[28 tháng 1]] năm 1871. [[Hòa ước Frankfurt]] ngày [[10 tháng 5]] năm 1871 đã dứt điểm cuộc chiến.<ref name="zabecki100"/> Chiến thắng nước Pháp cùng với những thắng lợi trước [[Chiến tranh Schleswig lần thứ hai|Đan Mạch]] ([[1864]]) và [[Đế quốc Áo (1804–1867)|Áo]] ([[1866]]) của Bismarck đã biến nước Đức thành một [[cường quốc]] mạnh nhất [[Trung Âu]], lấn át thế lực của các kình địch cũ [[Áo]] và Pháp.<ref name="riley"/>