Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ vận động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
[[Bắp cơ]] gồm nhiều [[bó cơ]], mỗi bó gồm nhiều [[sợi cơ]] ([[tế bào cơ]]) nắm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành [[gân]] bám vào các xương qua [[khớp]], phần giữa phình to gọi là [[bụng]] cơ. Bắp cơ càng khỏe, bũng cơ càng phình làm nổi lên [[cơ bắp]]. Trong bắp cơ có nhiều [[mạch máu]] và [[dây thần kinh]], chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng [[sợi cơ]]. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được [[chất dinh dưỡng]] và các [[kích thích]]. Mỗi sợi cơ là một [[tế bào]] cơ dài 10 - 12 cm, có [[màng sinh chất]], [[chất tế bào]] và nhiều [[nhân]] [[hình bầu dục]]. Trong chất tế bào có nhiều [[tơ cơ]] nhỏ nằm song song. Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành [[vân]] ngang, đó là các [[đĩa sáng]] và [[đĩa tối]]. Tơ cơ có hai loại là [[tơ cơ dày]] và [[tơ cơ mảnh]] xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có [[mấu sinh chất]]. Giới hạn giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh giữa hai [[tấm Z]] là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là [[tiết cơ]]).
====Sự co cơ====
Co cơ là hiện tượng các cơ trong cơ thể co hoặc giãn dưới các tác động khác nhau của các dạng năng lượng sinh hóa, cơ học,... trong cơ thể con người hoặc động vật. Quá trình co cơ này liên quan mật thiết tới việc tìm hiểu nguyên lý vận động của hệ thống cơ của các đối tượng động vật hoặc con người. Nghiên cứu về hiện tượng co cơ có thể giải thích được một lượng lớn các yếu tố liên quan tới năng lượng vận động, các chuyển hóa hoá học nhằm giải thích các hiện tượng sinh lý học trong cơ thể con người. Nghiên cứu về co cơ có liên quan mật thiết tới sinh lý cơ trong cơ thể.
 
Hiện nay, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới tìm ra các phương pháp khác nhau để tìm hiểu các cơ cấu phân tử của quá trình co cơ bởi đây là nền tảng cơ sở để giải thích các hiện tượng khác. Các nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng một số cách sau:
 
* Nghiên cứu trực tiếp trên cơ thể toàn vẹn (in vivo).
* Nghiên cứu một cơ quan bằng cách tách rời cơ quan hoặc bộ phận ra khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng thông qua các mạch máu (in situ).
* Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, cơ thể hoặc tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ giống như trong môi trường cơ thể động vật hoặc cơ thể người (in vitro).
 
Với 3 phương pháp thực nghiệm trên kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ đo lường điện tử và quan sát khác nhau và việc thay đổi các tác nhân tác động về cơ học, lý học, hóa học, các điều kiện về môi trường,... các nhà nghiên cứu có thể quan sát được các hoạt động chức năng, những thay đổi chức năng của các cấu trúc cơ trong cơ thể nhằm từ đó tìm hiểu được các cơ chế hoạt động, các ưu điểm, nhược điểm của các tác động và đưa ra các kiến giải hợp lý cho các quá trình thay đổi đó.
 
==Tham khảo==