Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bối cảnh sân khấu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
[[Tập tin:Marcel_Jambon_-_Giuseppe_Verdi_-_Otello_Act_I_set_design_model.jpg|nhỏ|Mô hình thiết kế sân khấu của Marcel Jambon cho vở ''[[Otello]]'' của [[Giuseppe Verdi]] (1895) tại Paris<br>
]]
Quan niệm hiện đại của chúng ta về bối cảnh sân khấu, bắt đầu từ thế kỷ XIX, được khởi phát từ hài kịch thính phòng - ''opera buffa'', cũng là nguồn gốc của opera hiện đại. Những dàn dựng công phu của nó đã được sử dụng bởi các nhà hát bình thường cũng như nhà hát kịch, thông qua ứng dụng vào các vở hài kịch, tạp kỹ, kịch câm và các thể loại tương tự. Theo thời gian, việc dàn dựng sân khấu tiến dần đến mô phỏng hiện thực ngày một rõ hơn, đạt đỉnh cao ở chủ nghĩa hiện thực Belasco những năm 1910 đến 1920, trong đó người ta tái dựng thậm chí cả một bữa tiệc y như thật, với những đồ uống, món ăn tươi sống, ngay trên sân khấu. Sau đó, có lẽ như phản ứng đối với sự quá lố đó và cũng là song song với các xu hướng của nghệ thuật và kiến ​​trúc, bối cảnh sân khấu bắt đầu chuyển dần sang trừu tượng, mặc dù lối dàn cảnh mô phỏng hiện thực vẫn còn, và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Cùng lúc đó, nhạc kịch cũng đã phát triển các xu hướng dàn cảnh của riêng mình, vay mượn mạnh mẽ từ phong cách hài hước - ''burlesque'' và tạp kỹ - ''vaudeville'', với những sự tán thưởng lẻ tẻ. Tất cả kết hợp lại với nhau trong những năm 1980, 1990, và tiếp tục cho đến ngày nay, tới khi không còn loại bối cảnh sân khấu nào được định hình thành phong cách nữa. Sân khấu hiện đại đã phát triển phức tạp đến mức có những vở diễn đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của hàng trăm nghệ sỹ và những người thợ để thực hiện.
 
== Phân loại ==