Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 72:
Trong hồi ký ''Giọt nước trong biển cả'', [[Hoàng Văn Hoan]] cho rằng Ủy ban Cải cách ruộng đất tại địa phương “… tự cho phép các đội Cải cách ruộng đất được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên (Nguyễn Thị Năm) sau lan tràn đi nhiều nơi, được dân chúng các địa phương coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân.<ref>Hoàng Văn Hoan, [http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5641&rb=08 "Giọt nước trong biển cả"], tr. 139, Bắc Kinh, 1986</ref>
 
Theo [[Hoàng Tùng]] viết trong hồi ký ''Những kỷ niệm về Bác Hồ'' thì: Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, [[Hoàng Quốc Việt]] ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với [[Trường Chinh]], Trưởng ban chỉ đạo trong [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam|cải cách ruộng đất]] nhưng ông không làm.<ref name="lind">Michael Lind (2013). ''Vietnam: The Necessary War''. Nhà xuất bản Simon and Schuster. ISBN 1439135266. Trang 155.</ref> Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc.<ref>Nghia M. Vo. ''The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam''. Nhà xuất bản McFarland. ISBN 0786482109. Trang 26.</ref><ref>Bùi Tín, sđd, tr. 29.</ref> Hồ Chí Minh nói: "''Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !''". Cũng theo hồi ký của Hoàng Tùng thì: "''Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc''". Họp Bộ Chính trị Hồ Chí Minh nói: "''Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.''", "''Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa''".<ref name="pierre">Pierre Brocheux (2007). ''Ho Chi Minh: A Biography''. Nhà xuất bản Cambridge University Press. ISBN 0521850622. Trang 158.</ref> Sau cố vấn Trung Quốc là [[La Quý Ba]] đề nghị mãi, Hồ Chí Minh nói: "''Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là không phải''". Và họ cứ thế làm.<ref name="pierre" /> Và họ cứ thế làm.
 
Trong hồi ký ''Làm người là khó'', [[Đoàn Duy Thành]], [[phó thủ tướng]] giai đoạn 1982-1990 viết: "''Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý "''Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao ?''" Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời "Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả !" Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm''".<!--<ref>Đoàn Duy Thành, sđd, tr. 50</ref>
 
Theo [[Trần Đĩnh]] viết trong hồi ký ''[[Đèn cù (hồi ký)|Đèn cù]]'' thì lúc bấy giờ ông là phóng viên [[Nhân dân (báo)|báo Nhân dân]] được [[Trường Chinh]] cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố; theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh đã cải trang và Trường Chinh thì đeo kính râm bí mật tới quan sát vụ đấu tố bà Năm. Trần Đĩnh cũng cho rằng Hồ Chí Minh là tác giả bài báo ký tên C.B có nghĩa là "Của Bác" trên tờ ''Nhân dân'' kết tội bà Năm.<ref>Trần Đĩnh, sđd, tr. 82-83</ref>
 
Theo [[Trần Đĩnh]] trong hồi ký ''[[Đèn cù (hồi ký)|Đèn cù]]'' qua lời kể của Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu quốc trong đội cải cách: ''"Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van "các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh." Du kích quát: "đưa đi chỗ giam khác thôi, im!." Bà ta vừa quay người thì mấy loạt [[Súng tiểu liên|tiểu liên]] nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?" Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy..."''--><ref>Trần Đĩnh, sđd, tr. 84</ref>
 
==Đánh giá==
Dòng 96:
===Hậu quả cho gia đình===
 
Khi bà Nguyễn Thị Năm bị xử bắn, hai người con đang đi công tác tại Trung Quốc nên không biết (Theo ông Trần Huy Liệu thì hai con trai của bà cũng bị dân địa phương đấu tố vào lần 2, xem ở trên). Mặc dù đi bộ đội và có công với lực lượng Việt Minh, năm 1953 Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát bị triệu về và bắt giam đưa đi [[học tập cải tạo|cải tạo]] đến cuối năm 1956 mới được thả về.<ref name="antg"/>
 
Những năm cuối thập niên 50, ông Hanh vào làm trong Văn phòng Ty Kiến trúc Thái Nguyên, rồi dạt về Hà Nội làm ở một xí nghiệp dược phẩm. Vợ ông Hanh thì dạy ở một trường tiểu học. Các cháu của bà Nguyễn Thị Năm vì lý lịch gia đình thuộc thành phần địa chủ nên từng bị trả hồ sơ khi xin việc và cũng không được gia nhập [[Đảng Cộng sản Việt Nam]]. Người con thứ là ông Nguyễn Cát thì chuyển ngành sang Ty Thương nghiệp rồi sau đó gia đình ông cũng về Hà Nội. Năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát được công nhận là cán bộ hoạt động lâu năm, cán bộ tiền khởi nghĩa.