Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương cung Campuchia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Baonghi (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
[[Tập tin:Royal Palace, Cambodia.jpg|250px|nhỏ|phải|[[Chùa Bạc]] - công trình nằm trong khu vực Hoàng Cung]]
 
Hoàng Cung bao gồm một khu phức hợp các di tích bao gồm Hoàng cung với [[Chùa Bạc]] và là sự kết hợp của rất nhiều công trình kiến trúc khác cộng với những khu vườn với rất nhiều hoa kiểng quý đã nhiều năm tuổi. Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng cho đất nước Campuchia. Công trình nằm quay mặt ra bờ sông thoáng mát, một đỉa điểm tham quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Campuchia.
 
== Vị trí ==
Dòng 23:
=== Thời vua [[Angchang]] ===
 
Năm 1813 quốc vương [[Ang Chang]] (1796-1834) đã xây dựng [[Banteay Kev]] (Cung điện Pha Lê) trên vùng đất của hoàng cung ngayngày nay và ở đó trong thời gian rất ngắn trước khi chuyển tới Oudong. Cung điện Pha Lê bị đốt cháy trong cuộc phá hủy thành phố năm 1834 khi quân [[Xiêm]] rút lui khỏi Phnom Penh sau thời gian chiếm đóng.
=== Thời vua [[Norodom]] ===
 
Mãi cho tới khi thực dân [[Pháp]] xâm lược [[Campuchia]] và ép vua Norodom (1834-1904) ký Hiệp ước bảo hộ năm 1863, thủ đô vẫn được đặt tại Oudong, khoảng 45 km về hướng đông nam Phnom Penh. Đầu năm 1863, một cung điện tạm thời đã được xây dựng tại vị trí cách hoàng cung hiện tại khoảng vài trăm metmét về hướng Bắc. Hoàng Cung ngày nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Neak OkhnaTepnimith Mak và được xây dựng bởi sự bảo trợ của nước Pháp năm 1866.
 
Cũng trong năm đó, nhà vua rời Oudong (khoảng 45 km về hướng đông nam Phnom Penh) và Phnom Penh lại trở thành kinh đô của đất nước. Mấy thập kỷ sau đó, vài công trình kiến trúc được xây dựng thêm, một vài trong số chúng đã bị phá huỷ và xây mới, bao gồm Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết (nơi đặt ngai vàng và là nơi thiết triều của nhà vua). Cung điện hoàng gia chính thức hoàn thành việc xây dựng vào năm 1871 và những bức tường bao quanh được xây năm 1873.
 
Cung điện hoàng toàn được xây dựng theo môtip kiến trúc truyền thống Campuchia, tuy nhiên trong quần thể kiến trúc này, có một công trình mang đậm kiến trúc châu Âu là Điện Napoleon, một món quà từ nước Pháp năm 1876.
 
===Thời vua [[Siowath]]===
Dòng 39:
===Thời vua [[Monivong]]===
 
Các công trình xây dựng quan trọng tiếp theo được làm vào những năm 1930, dưới đờithời quốc vương Monivong như xây thêm Điện thờ hoàng cung, Vihear Suor (1930), và phá bỏ và thay thế khu hoàng cung cũ bằng khu cấm thành Khemarin (1931). Sau đó, năm 1953 xây dựng công trình độc đáo Damnak Chan dùng làm nơi làm việc của Hội đồng cao cấp của nhà vua, năm 1956 xây dựng thêm khu biệt thự Kantha Bopha sử dụng cho các vị khách nước ngoài viếng thăm hoàng gia.
 
===Thời kỳ [[Khmer Đỏ]]===
Từ khi diễn ra đảo chính năm 1970, khi Campuchia trở thành nước cộng hoàhòa, trong suốt thời kỳ chế độ Khmer đỏ (Campuchia Dân chủ 1975-1979) và chế độ cộng sản của những năm 1980 đến tận năm 1993 khi nền quân chủ được lập lại, khu hoàng cung có khi được sử dụng như bảo tàng hoặc bị đóng cửa. Trong thời kỳ cai trị của chế độ [[Khmer Đỏ]], quốc vương [[Norodom Sihanouk|Sihanouk]] và gia đình bị giam lỏng như tù nhân trong khu hoàng cung. Vào giữa những năm 1990 một số toà nhà trong khu hoàng cung được phục chế và tu sửa với sự trợ giúp của quốc tế.
 
== Mô tả==
Dòng 61:
===Sân khấu Chanchhaya===
 
Khu sân khấu ngày nay là công trình đã được xây dựng lần hai, trước đó dưới thời vua Norodom đây là một công trình bằng gỗ. Năm 1913-1914, dưới thời vua Sisowath, công trình được tái xây dựng với cùng kiểu dáng thiết kế với công trình trước đó. Sân khấu Chanchhaya còn được gọi là sân khấu Ánh trăng. Mặt trước sân khấu hướng ra đường Sothearos. Sân khấu là nơi tổ chức các điệu múa cung đình, là khán đài để nhà vua diễn thuyết trước nhân dân và cũng là nơi tổ chức các sự kiện và những bữa tiệc lớn của hoàng gia. Năm 2004, nhân ngày quốc vương Norodom Sihamoni lên ngôi, khu sân khấu đã được sử dụng để tổ chức bữa tiệc lớn mừng tân quốc vương đăng quang.
 
===Hor Samran Phirun (Điện nghỉ yên tĩnh)===
Dòng 80:
Được xem là công trình khác biệt so với các công trình mang phong cách Khmer xung quanh. Ngôi điện trên thực tế là công trình xây dựng vĩnh cửu đầu tiên trong khu vực Hoàng Cung, được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Nó là một công trình độc đáo dành cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III, năm 1869 từng được sử dụng trong lễ khánh thành kênh đào [[Kênh đào Suez|Suez]]. Năm 1876, hoàng đế [[Napoléon III|Napoleon III]] gửi tặng nhà vua Norodom.
 
Các biểu tượng hoàng gia với chữ "'''N'''" trên các cửa và các mặt của ngôi nhà để vinh danh Napoleon đã không cần phải đổi lại khi ngôi nhà được tặng cho nhà vua Norodom (tên của nhà vua cũng bắt đầu bằng chữ N). Ngôi nhà được trùng tu vào năm 1991 với sự trợ giúp tài chính từ chính phủ [[Pháp]]. Ngôi điện này ngày nay được sử dụng làm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia. Tuy nhiên, nó không được mở cửa cho du khách vào bên trong mà chỉ được chiêm ngưỡng bên ngoài. Chụp ảnh toàn cảnh ngôi điện đẹp nhất là vào buổi sáng sớm.
 
===Điện Phochani===
 
Là một sân khấu rộng dùng vào mục đích biểu diễn nghệ thuật, công trình được khánh thành năm 1912 do các nghệ nhân làm mộc nổi tiếng ở làng Diệc, Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam thiết kế và xây dựng. ngàyNgày nay được sử dụng làm nơi đón tiếp và hội nghị của hoàng gia.
 
[[Tập tin:Điện Phochani- ảnh Phan Minh Châu.jpg|250px|nhỏ|phải|Cung điện Phochani - nơi biểu diễn các hoạt động nghệ thuật cung đình]]