Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Mông Cổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 155:
Mặc dù Mông Kha có một số quân người Hán hùng mạnh, nhưng ông chủ yếu vẫn dựa vào những tướng lĩnh và quan lại người Hồi giáo và Mông Cổ, và ông tiến hành một loạt các cải cách để dự trù tốt hơn những khoản chi của triều đình. Triều đình của ông hạn chế những khoản chi tiêu công và cấm quý tộc cùng binh lính lạm dụng sức lao động của dân chúng hay ban hành các sắc lệnh mà không được sự cho phép. Ông đã giảm nhẹ chế độ đóng góp bằng việc đưa ra một loại thế thân cố định do các viên chức triều đình thu và phát cho những nhóm cần đến. Triều đình cũng cố gắng giảm gánh nặng thuế má đối với những người bình dân bằng việc giảm mức thuế. Cùng với những cải cách về chế độ thuế, ông cũng tăng số lính canh ở những trạm trung chuyển và tiến hành kiểm soát tập trung đối với những việc liên quan đến tiền tệ. Mông Kha cũng ra lệnh điều tra dân số trên toàn Đế quốc vào năm 1252, và điều này đã phải mất nhiều năm mới hoàn thành, cho đến khi thống kê xong dân số ở [[Novgorod]] thuộc miền viễn tây bắc vào năm 1258.<ref>Allsen. ''Mongol Imperialism''. p. 280.</ref>
 
Trong một động thái nhằm củng cố quyền lực khác của Mông Kha, ông đã bổ nhiệm các em trai là [[Húc Liệt Ngột]] (Hulegu) và [[Hốt Tất Liệt]] (Kublai) đi cai trị Ba Tư và vùng đất Trung Hoa đang bị Mông Cổ chiếm. Ở phần nam của Đế quốc, ông tiếp tục những cuộc chinh phạt của tiền nhân chống lại Nam Tống. Để đánh vào sườn quân Tống từ 3 hướng, Mông Kha đã phái một đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của em ông là Hốt Tất Liệt tới [[Vân Nam]], và một đội quân nữa đi chinh phục Cao Ly và tạo ra một sức ép lên quân Tống từ các hướng này. Hốt Tất Liệt chinh phục [[Vương quốc Đại Lý]] vào năm 1253, tướng của Mông Kha là [[Hoát Lý Đài]] (Qoridai, 豁里台) đã ổn định sự cai trị của đế quốc ở Tây Tạng, thuyết phục các tu viện khuất phục quyền cai trị của người Mông Cổ. Con trai Tốc Bất Đài là [[Ngột Lương Hợp Thai]] (Uryankhadai) đã chinh phục các dân tộc lân cận ở Vân Nam, sau đó [[Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1|tiến sang xâm lược Đại Việt]] vào năm 1258. Quân Mông Cổ đã bị quân Đại Việt do vua [[Trần Thái Tông]] chỉ huy đánh bại; sau đó, Trần Thái Tông chấp nhận 3 năm triều cống 1 lần để giữ hòa hiếu.<ref name=atwood-255/><ref>{{Chú thích sách|tác giả=Ngô Sĩ Liên|lk tác giả =Ngô Sĩ Liên|title=[[Đại Việt sử ký toàn thư]]|volume=Nội các quan bản|năm gốc = | year=1993|language=tiếng Việt |publisher=Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội|location=Hà Nội|pp=173-174}}</ref>
 
Sau khi ổn định tình hình tài chính của Đế quốc, Mông Kha một lần nữa lại cố gắng mở rộng biên giới. Trong đại hội Hốt lý lặc thai tại Cáp Lạp Hòa Lâm năm 1253 và năm 1258, ông phê chuẩn một cuộc xâm lược mới vào Trung Đông và Hoa Nam. Mông Kha giao cho Húc Liệt Ngột toàn quyền chỉ huy quân đội và nội vụ ở Ba Tư, và bổ nhiệm người của dòng Sát Hợp Đài và dòng Truật Xích tham gia vào quân đội của Húc Liệt Ngột. Những người Hồi giáo từ [[Qazvin]] đã thông báo về mối đe dọa từ Nizari Ismaili, một giáo phái [[Hồi giáo Shia]] dị giáo. Chỉ huy quân Mông Cổ thuộc tộc Nãi Man là [[Khiếp Đích Bất Hoa]] (Kitbuqa) bắt đầu tấn công nhiều pháo đài của Ismaili vào năm 1253, trước khi Húc Liệt Ngột tiến quân một cách thận trọng năm 1256. Đại Giáo chủ Ismaili là Rukn ud-Din đã đầu hàng năm 1257 và bị hành quyết. Tất cả những thành trì của Ismaili ở Ba Tư đều bị quân Húc Liệt Ngột phá hủy năm 1257, mặc dù Girdukh vẫn còn kiên trì chống cự tới tận năm 1271.<ref>Morgan. ''The Mongols''. p. 129.</ref>
Dòng 179:
Ở phía nam, sau khi [[Trận Tương Dương (1267-1273)|thành Tương Dương thất thủ]] năm 1273, quân Mông Cổ tiến hành các cuộc chinh phạt cuối cùng đối với Nam Tống. Vào năm 1271 trước đó, Hốt Tất Liệt đã đổi quốc hiệu chế độ mới của người Mông Cổ ở Trung Hoa là [[triều Nguyên]], và cố gắng "Hán hóa" hình ảnh của ông như là một [[Hoàng đế Trung Hoa]] hợp lệ nhằm thu phục hàng triệu người Trung Quốc. Hốt Tất Liệt dời sở chỉ huy của mình đến Đại Đô, là nguồn gốc cho nơi mà sau này sẽ trở thành [[Bắc Kinh]], mặc dù có sự tranh cãi về việc thành lập đế đô của ông khi phải di chuyển nhiều người Mông Cổ, những người cho rằng ông đang quá gắn bó với [[văn hóa Trung Hoa]].<ref>Man. ''Kublai Khan''. p. 74.</ref><ref>Sh.Tseyen-Oidov – Ibid. p. 64.</ref> Nhưng người Mông Cổ cuối cùng cũng thành công trong các chiến dịch đánh Trung Quốc, và hoàng tộc Nam Tống đã đầu hàng người Nguyên năm 1276, đưa Mông Cổ trở thành dân tộc phi Hán đầu tiên thống trị toàn bộ Trung Quốc. Hốt Tất Liệt sử dụng những cơ sở sẵn có của mình để xây dựng một Đế quốc hùng mạnh, xây dựng một học viện, các công thự, các thương cảng và các kênh đào. Ông cũng bảo trợ cho nghệ thuật và khoa học. Các tài liệu Mông Cổ liệt kê 20.166 trường học công được xây dựng trong thời gian Hốt Tất Liệt trị vì.<ref name=man/>
 
Đạt được quyền thống trị thực tế hoặc danh nghĩa trên một lãnh thổ rộng lớn chiếm phần lớn lục địa Á-Âu, lại tiến hành chinh phục thành công toàn bộ Trung Hoa, Hốt Tất Liệt lúc này muốn tiến xa hơn nữa ra ngoài Trung Hoa. Tuy nhiên, những cuộc xâm lược tốn kém nhằm vào [[Miến Điện]], [[Đại Việt]], [[Sakhalin|Cốt Ngôi]] và [[Chăm Pa|Chiêm Thành]] chỉ khiến cho các nước đó phải triều cống mà thôi (trường hợp Đại Việt là triều cống để giữ hòa hiếu với Mông Cổ sau khi các vua [[nhàTrần Thánh Tông]], [[Trần Nhân Tông]] đánh bại 32 cuộc xâm lược quy mô lớn của Mông-Nguyên các năm 1258, 1285 và 1287-1288). Những cuộc [[Mông Cổ xâm lược Nhật Bản|xâm lược Nhật Bản]] (1274 và 1280) và [[Mông Cổ xâm lược Java|Java]] (1293) thì thất bại.<ref name=man>Man. ''Kublai Khan''. p. 207.</ref>
 
[[Na Hải]] (Nogai) và [[Khoa Tề]] (Konchi), hãn của [[Bạch Trướng hãn quốc]], đã thiết lập các mối quan hệ thân thiết với triều Nguyên và Y Nhi hãn quốc. Những bất đồng chính trị trong nội bộ hoàng tộc Đại hãn vẫn tiếp diễn, nhưng kinh tế và các thành công về thương mại của Đế quốc Mông Cổ vẫn tiếp tục.<ref>Weatherford. p. 195.</ref><ref>Vernadsky. ''The Mongols and Russia''. pp. 344–366.{{full|date=November 2012}}</ref><ref>Henryk Samsonowicz, Maria Bogucka. ''A Republic of Nobles''. p. 179.{{full|date=November 2012}}</ref>