Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàng Trong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 144:
Lịch sử hình thành và phát triển của nhiều đô thị trên dải đất miền Nam như [[Huế]] ([[Phú Xuân]]), [[Hội An]], [[Mỹ Tho]], [[Cù lao Phố]] (Nông Nại đại phố), [[Sài Gòn]]-[[Chợ Lớn]]-[[Gia Định]], [[Hà Tiên]]... đều cơ bản bắt nguồn từ thế kỷ 17 trở đi với những cuộc di dân lớn chủ yếu từ các vùng đất thuộc [[xứ Thanh]], [[xứ Nghệ]], [[Quảng Bình]] và cả [[miền Nam Trung Quốc]] sau khi [[nhà Thanh]] diệt [[nhà Minh]] (xem cụ thể ở bài viết về người [[Minh Hương]]). Với một khoảng thời gian trên dưới 200 năm (1600–1800), dải đất Đàng Trong cơ bản có một nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội năng động hơn hẳn Đàng Ngoài. Cần nhớ rằng, bên cạnh đô thị truyền thống là kinh đô Thăng Long thì Đàng Ngoài chỉ phát triển được thêm một đô thị [[Phố Hiến]] mang vai trò là đô thị vệ tinh của Thăng Long. Trong khi đó ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn nhận biết rõ những ưu và nhược điểm của xứ mình nên dần hình thành tầm nhìn kinh tế năng động hơn hẳn các [[chúa Trịnh]] ở [[Đàng Ngoài]] và cả các vua [[nhà Nguyễn]] sau này. Bởi vậy với tư cách là những nhà cai trị thực quyền trên đất phương Nam (thay vì vua nhà Lê trung hưng), các chúa Nguyễn đã khôn ngoan đón nhận và tận dụng cộng đồng di dân vùng [[Hoa Nam]] (chủ yếu là những [[người Khách Gia]], [[Phúc Kiến]] và [[người Quảng Đông|Quảng Đông]] vốn đặc biệt năng động và thạo nghề kinh doanh) sau biến loạn cuối thời Minh để điều động họ khai phá và phát triển một loạt các đô thị năng động thương mại nối dài từ [[Hội An]] cho đến tận [[Hà Tiên]] ngày nay.
 
Sự hình thành của xứ Đàng Trong lúc đầu là một giải pháp tình thế, bất đắc dĩ, mang tính chất đối phó của hai đời chúa Nguyễn đầu tiên ([[Nguyễn Hoàng]] và [[Nguyễn Phúc Nguyên]]). Giải pháp mang tính "phản loạn, li khai" này nhằm mục đích trước tiên là bảo tồn lợi ích sống còn của dòng họ Nguyễn, khi họ Trịnh về thực quyền đã thay thế hoàn toàn họ Lê để cai trị cả miền Bắc Hà sau khi đánh bại nhà Mạc (1592). Tuy nhiên trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, thì dải đất phương Nam thuộc xứ Đàng Trong cũ đã có ảnh hưởng không thể lường tính hết về mọi mặt với lịch sử Việt Nam từ thời trung-cận đại cho đến nay. Không phải đến thời Nguyễn Hoàng thì kế hoạch Nam tiến của [[người Kinh]] (mà chủ yếu là của tầng lớp cai trị) mới trỗi dậy. Nhưng trước thời Nguyễn Hoàng, người Kinh vẫn coi miền đất phương Nam, đặc biệt từ [[Quảng Trị]] trở vào, là một chốn "ác địa", nhiều bất trắc, phong thổ lạ lẫm và nhất là một quan hệ phức tạp trong lịch sử giữa 2 tộc người là người Kinh và [[người Chăm]]. Việc họ Nguyễn đặt chế độ cai trị thực quyền trên dải đất này (mặc dù về danh nghĩa vẫn thần phục nhà Lê Trung Hưng) đã khích lệ những cuộc di dân lớn không chỉ của Kinh tộc mà còn của một bộ phận không nhỏ người vùng Nam Trung Quốc sau cuộc chuyển giao quyền lực từ [[Hán tộc]] sang [[Mãn tộc]] vào năm 1644. Xứ Đàng Trong hình thành và phát triển cũng xóa bỏ thế phát triển mang tính thống trị của trung tâm truyền thống là vùng [[Đồng bằng Bắc bộ]] baovới quanhvai Thăngtrò Long"bá trướcquyền" đóvề mọi mặt của Thăng Long. Lịch sử phát triển của một số vùng kinh tế đồng bằng trù phú như [[Đông Nam Bộ (Việt Nam)|Đông Nam Bộ]] và [[Tây Nam Bộ]] ([[đồng bằng sông Cửu Long]]) dưới thời các chúa Nguyễn cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch dần về phương Nam của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Thậm chí cho tới ngày nay, ở những thập dụkỷ đầu tiên của thế kỷ 21 thì xu hướng "Nam tiến" của nguồn lực lao động từ các vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và điểnáp hìnhđảo.
 
==Tài liệu đương thời về xứ Đàng Trong==