Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia [[nhóm Đồng Vọng]], sáng tác các ca khúc lãng mạn ''[[Bến xuân]]'', ''[[Suối mơ]]'', ''[[Thiên Thai (bài hát)|Thiên Thai]]'', ''[[Trương Chi (bài hát)|Trương Chi]]'',... ghi dấu ấn trong lịch sử [[tân nhạc Việt Nam]]. Sau khi gia nhập [[Việt Minh]], Văn Cao viết ''Tiến quân ca'', ''[[Trường ca Sông Lô]]'', ''[[Tiến về Hà Nội]]'',... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng [[nhạc đỏ|nhạc kháng chiến]]. Sau sự kiện [[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân Văn - Giai Phẩm]], Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ ''[[Tiến quân ca]]'', tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại.
 
Không được đào tạo một cách thực sự chính quy cả về âm nhạc và hội họa, những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực có thể nói là bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc [[Nguyễn Thụy Kha]] thì "Văn Cao là trời cho"). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của [[văn hóa Việt Nam]] – ở nơi "dòng chảy" của sáng tạo cá nhân một con người có sự "hợp lưu" xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Tổng kết về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một nghệ sĩ đa tài, thích "lãng du" qua những "địa hạt" (lĩnh vực) nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào trong số đó nhưng đối với những "miền" nào ông đã bước qua thì Văn Cao cũng đều lưu dấu không ít sáng tạo mang tính khai phá - mở lối dành cho những người đến sau ông. Như nhạc sĩ [[Phạm Duy]] sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu một ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy.

Dù là một người tài hoa bậc nhất trong lịch sử văn nghệ Việt Nam thế kỷ 20, tuy nhiên về tính cách ông là một người có thiên hướng khép kín, ít nói ngay từ những năm còn niên thiếu ở Hải Phòng. Khác với quan niệm truyền thống xưa nay về tài tử và giai nhân, cuộc đời của Văn Cao ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ vì như ông từng bộc bạch trong một cuốn phim tài liệu về mình rằng, "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi."
 
Năm [[1996]], một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng [[Giải thưởng Hồ Chí Minh]] trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng [[Huân chương Kháng chiến]] hạng nhất, [[Huân chương Độc lập]] hạng ba, [[Huân chương Độc lập]] hạng nhất, [[Huân chương Hồ Chí Minh]].<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20160707/gia-dinh-nhac-si-van-cao-hien-tang-ca-khuc-tien-quan-ca/1133173.html|title=Gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng ca khúc Tiến quân ca}}</ref> Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở [[Hà Nội]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Hải Phòng]], [[Huế]], [[Đà Nẵng]], [[Nam Định]],...