Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 49:
Tiền thân của Bắc Kỳ là tổng trấn Bắc Thành được thiết lập từ thời [[Gia Long]] nhà Nguyễn năm 1802, là cơ chế hành chính phân quyền đầu thời Nguyễn. Bắc Thành gồm 1 trấn thành là thành [[Thăng Long]] và 11 trấn là: 5 nội trấn (Sơn Tây, [[Kinh Bắc]], Hải Dương, [[Sơn Nam (trấn)|Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ]]) và 6 ngoại trấn (Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa)<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 207.</ref>. Đứng đầu Bắc Thành là viên tổng trấn và đứng đầu 11 trấn là các viên quan trấn thủ. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi tên các trấn Sơn Nam Thượng thành Sơn Nam, Sơn Nam Hạ thành Nam Định. Trước khi thành lập năm [[1834]], năm 1831 [[Minh Mạng]] đã tiến hành cải cách hành chính: đổi toàn bộ các trấn thuộc Bắc Thành thành các [[tỉnh Việt Nam|tỉnh]] (13 tỉnh đầu tiên đều thành lập năm 1831). Ban đầu Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh là: Hà Nội (trung tâm Bắc Thành), 4 tỉnh nội trấn ([[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|Sơn Tây]], [[Bắc Ninh]], [[Hải Dương]], [[Hưng Yên]]), 8 tỉnh ngoại trấn ([[Nam Định]], [[Ninh Bình]], [[Hưng Hóa (tỉnh)|Hưng Hóa]], [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]], [[Quảng Yên (tỉnh)|Quảng Yên]]). Tỉnh Hà Nội lập mới từ thành Thăng Long và một phần tây bắc trấn Sơn Nam. Tỉnh Hưng Yên đổi tên từ trấn Sơn Nam. Tỉnh Bắc Ninh đổi tên từ trấn Kinh Bắc. Tỉnh Ninh Bình được tách ra lập nên từ phần thượng du [[Sơn Nam (trấn)|trấn Nam Định]].
 
Để phân biệt các tỉnh này với các tỉnh có cùng tên gọi ở Bắc Bộ Việt Nam ngày nay nên gọi là các tỉnh Bắc Kỳ nhà Nguyễn. Tỉnh Hà Nội nhà Nguyễn nay là khu vực trung tâm và phía nam thành phố [[Hà Nội]], cùng với tỉnh [[Hà Nam]]. Tỉnh Sơn Tây nhà Nguyễn nay là phần tây bắc thành phố Hà Nội cùng các tỉnh [[Vĩnh Phúc]], [[Phú Thọ]]. Tỉnh Bắc Ninh nhà Nguyễn nay là phần phía đông bắc thành phố Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh, [[Bắc Giang]]. Tỉnh Hải Dương nhà Nguyễn nay là Hải Dương và thành phố [[Hải Phòng]]. Tỉnh Hưng Yên nhà Nguyễn gồm cả một phần tỉnh Thái Bình ngày nay. Tỉnh Nam Định nhà Nguyễn nay là 2 tỉnh [[Thái Bình]] và Nam Định. Tỉnh Hưng Hóa nhà Nguyễn là gần như toàn bộ vùng [[Tây Bắc Bắc Bộ]] ngày nay, tức gồm toàn bộ hay một phần các tỉnh [[Hòa Bình]], [[Phú Thọ]], [[Yên Bái]], [[Lào Cai]], [[Lai Châu]], [[Điện Biên]], [[Sơn La]]. Tỉnh Tuyên Quang nhà Nguyễn nay là các tỉnh Tuyên Quang, [[Hà Giang]]. Tỉnh Thái Nguyên nhà Nguyễn nay là các tỉnh Thái Nguyên, [[Bắc Cạn]]. Tỉnh Quảng Yên nhà Nguyễn nay là tỉnh [[Quảng Ninh]].
 
Đứng đầu mỗi tỉnh Bắc Kỳ nhà Nguyễn là các quan [[tuần phủ]] (11 viên trừ 2 tỉnh Lạng - Bình), và 2 đến 3 tỉnh không chính thức ghép lại thành hạt hành chính do một viên quan [[tổng đốc]] quản lý cả dân sự lẫn quân sự. Toàn bộ Bắc Kỳ được quản hạt bởi 5 viên tổng đốc và 1 tuần phủ gồm: Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (còn gọi là Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên hay Tổng đốc Tam tuyên, với tuyên là tên gọi tắt của thừa tuyên tức đơn vị hành chính thời Lê sơ tiền thân của tỉnh) đóng ở Sơn Tây, Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình (Tổng đốc Hà - Ninh) đóng ở Hà Nội, Tổng đốc Hải Dương -Quảng Yên (Tổng đốc Hải - Yên) đóng ở Hải Dương, Tổng đốc Thái Nguyên - Bắc Ninh (Tổng đốc Ninh - Thái) đóng ở Bắc Ninh, Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng (Tuần phủ Lạng - Bình)<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 216-219.</ref> đóng ở Lạng Sơn.