Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàn Phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
bổ sung
Dòng 129:
 
===Nhận xét của Phan Ngọc===
GS. [[Phan Ngọc]] trong lời tựa của tác phẩm ''Hàn Phi Tử'' đã nhận xét Hàn Phi là con người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, lập luận rất chặt chẽ và sắc sảo, sử dụng rất nhiều dẫn chứng trong đó các dẫn chứng là chuyện đương thời chứ không phải chuyện xa xôi, nên sức thuyết phục rất mạnh. Hàn Phi cũng vận dụng linh hoạt tư tưởng của ''[[Đạo Đức kinh]]'' của [[Lão Tử]] để minh họa cho tư tưởng Pháp gia, giúp một tư tưởng khô khan trở nên sinh động, có sức sống. Lý luận của Hàn Phi tàn nhẫn, vì ông chứng kiến đầy đủ sự thối nát, lừa dối, gian xảo trong triều đình đương thời, và ông thẳng tay vạch trần toàn bộ những thối nát đó, không bị mê hoặc bởi sự hào nhoáng bên ngoài. Vì vậy, các tác phẩm của Hàn Phi là bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Bản thân con người Hàn Phi đã chọn cách sống ngay thẳng, chấp nhận kết cục thảm thương chứ không luồn cúi hùa theo bọn nịnh thần gian tà. ''Hàn Phi Tử'' được viết theo tinh thần dũng cảm ấy, nên nó không khô khan mà rất xúc động, cuốn hút những độc giả có can đảm để nhìn thẳng vào sự thật.
 
Tuy nhiên, thuyết của Hàn Phi có ba cái sai cơ bản. Thứ nhất, không thể dùng Pháp trị dựa trên quyền lợi một ông vua chuyên chế, vì nhà vua không chóng thì chầy cũng bị tha hóa. Thứ hai, do hạn chế của chế độ quân chủ, Hàn Phi không thể tìm ra phương án để nhà vua tránh được tất cả những tai họa mà ông dự báo. Và thứ ba, quan điểm của Hàn Phi rằng con người chỉ sống vì lợi là sai lầm, vì con người có thể hy sinh quyền lợi bản thân để phục vụ lý tưởng cao đẹp - chính Hàn Phi là một ví dụ đó.
 
===Nhận xét của Trần Ngọc Vương===
Trong cuộc trò chuyện mang tính học thuật với [[Hồng Thanh Quang]] (Báo Công an nhân dân), nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông [[Trần Ngọc Vương]] (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có quan điểm khá gần với Nguyễn Hiến Lê khi đánh giá rất cao tác phẩm từ thời cổ đại của Hàn Phi. Trần Ngọc Vương là người ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thầy dạy là GS. [[Trần Đình Hượu]]. So sánh giữa Hàn Phi và [[Machiavelli]], GS. Trần Ngọc Vương cho rằng "trong thời cổ đại không có một học thuyết pháp trị nào tinh vi và kỹ lưỡng như ''Hàn Phi Tử'', không có một nhà tư tưởng chính trị nào thông minh đến mức quái đản, sắc sảo như Hàn Phi. Nếu có thể so sánh thì phải thấy rằng, Hàn Phi là ông thầy nhiều tầng của Machiavelli. Machiavelli chưa là gì cả nếu ta đọc đối chứng. (...) Khi tôi đọc cuốn ''Il Principe'' của Machiavelli thì tôi thấy buồn cười, bởi vì ''Il Principe'' so với Hàn Phi Tử không là cái gì cả."<ref>[[Hồng Thanh Quang]], ''[http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/PGS-%E2%80%93-TS-Tran-Ngoc-Vuong-Nguy-thien-cung-vua-phai-thoi-khong-thi-ai-chiu-duoc-314289/ PGS–TS Trần Ngọc Vương: Ngụy thiện cũng vừa phải thôi, không thì ai chịu được!]''. ([[Báo Công an nhân dân]] phiên bản điện tử, 15/03/2012)</ref>
 
==Tham khảo==