Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Nhật Duật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nhà ngoại giao tài ba: Chiêu Văn thúc: chú Chiêu Văn
Dòng 42:
 
Tháng 10 âm lịch năm 1277, thượng hoàng Trần Thái Tông (cha của Trần Nhật Duật) qua đời. Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1279, vua Trần Thánh Tông truyền ngôi cho con là thái tử Khâm, tức [[Trần Nhân Tông]], rồi trở thành thái thượng hoàng.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=183-185.}} Theo sử cũ, dưới triều Trần Nhân Tông, có lần nước Sách Mã Tích (có thể là Tumasik, tức [[Singapore]] ngày nay) sang triều cống, triều đình lại không được người nào biết tiếng để phiên dịch. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đã đứng ra phiên dịch giúp vua. Khi được hỏi làm sao ông hiểu tiếng Sách Mã Tích, Nhật Duật đáp: ''"Thời Thái Tông, sứ nước ấy sang nhân có giao du với họ nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ"''. Tài ngoại ngữ của ông đã khiến Trần Nhân Tông phải tấm tắc ca ngợi:{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=241}}{{Sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=272}}
{{cquote|''Chú VănChiêu VươngVăn có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc, nên giỏi tiếng các nước đó.''|||Trần Nhân Tông}}
 
Năm [[1280]], chúa đạo Đà Giang (là vùng [[Mộc Châu]] tỉnh [[Sơn La]] và [[Đà Bắc]] tỉnh [[Hòa Bình]] ngày nay<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, [[Đào Duy Anh]], trang 144.</ref>) là Trịnh Giác Mật nổi lên nổi lên cự lại triều đình. Cùng lúc đó [[nhà Nguyên]] đang sửa soạn đại binh đánh [[Đại Việt]]. Với nhu cầu cấp bách phải dẹp ngay mối bất hòa trong nước, vua Trần Nhân Tông phái Trần Nhật Duật trông coi đạo Đà Giang, chiêu dụ Trịnh Giác Mật đầu hàng.<ref name="chientranhvequoc1285"/> Hay tin, Giác Mật định ám hại ông nên sai người tới doanh trại của ông, đưa thưa cho ông: ''"Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay"''. Các tướng can ngăn e Giác Mật tráo trở, ông chỉ nói nếu có như vậy triều đình sẽ cử một vương khác tới làm tướng, rồi ông một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ cho từ 5 đến 6 tiểu đồng theo hầu. Lúc Nhật Duật tới nơi, quân Giác Mật liền dàn thành hai ba lớp vòng vây, ai nấy đều mang gươm giáo. Ông vẫn ung dung tiến thẳng vào trại, nói chuyện với người bộ tộc bằng chính phong tục và ngôn ngữ của họ. Ông còn uống rượi bằng mũi và ăn bốc tay không với Trịnh Giác Mật. Người bộ tộc thấy vậy tỏ ra quý mến. Sau khi Nhật Duật về quân doanh, Giác Mật dẫn cả nhà đến xin quy phục.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=187}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=220-223.}}