Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thượng tọa bộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 84:
===Lan đến Đông Nam Á===
[[Hình:Bagan, Burma.jpg|nhỏ|trái|Tàn tích của [[Bagan]], cố đô của [[Miến Điện]]. Hiện có hơn 2000 ngôi chùa Phật giáo. Trong thời đỉnh cao quyền lực của Bagan có đến 13'000 ngôi chùa.<ref group=web>{{chú thích web|url=http://www.asiaexplorers.com/myanmar/bagan_travel_guide.htm |title=Plan your trip to Bagan (Pagan), Myanmar |publisher=AsiaExplorers |date=ngày 25 tháng 11 năm 2003 |accessdate=ngày 17 tháng 8 năm 2012}}</ref>]]
 
Thượng tọa bộ truyền đến xứ Suvarnabhumi của người Môn ở Đông Nam Á trước. Vua Anawrahta của triều Pagan ở Miến Điện sau khi thôn tính xứ của người Môn ở miền Nam nước này đã tiếp thu Thượng tọa bộ làm quốc giáo. Giữa Pagan và Sri Lanka có mối quan hệ mật thiết liên quan đến tôn giáo. Pagan gửi kinh và người đến giúp Sri Lanka khôi phục Phật giáo sau họa xâm lược và hủy diệt của Tamil. Còn Sri Lanka gửi tặng Pagan xá lị Phật, làm cho uy tín Thượng tọa bộ được nâng cao ở Pagan. Phật giáo ở Pagan vì vậy ngày càng chịu ảnh hưởng của Thượng tọa bộ từ Sri Lanka. Đến thế kỷ XIII, sư Capata thậm chí còn đề nghị phải loại bỏ các truyền thống tu hành của Phật giáo Thaton để hoàn toàn theo truyền thống của chùa Mahâvihâra ở Sri Lanka. Trong nỗ lực tái thiết đất nước sau khi quân Mông Cổ rút đi, các vua Miến Điện đã gửi các nhà sư sang Sri Lanka học tập. Sri Lanka lúc này đã lấy Thượng tọa bộ phái Mahâvihâra làm quốc giáo. Trở về nước, các nhà sư nói trên đã tiếp tục củng cố truyền thống Thượng tọa bộ Mahâvihâra ở Miến Điện. Myanmar trở thành trung tâm bảo tồn Thượng tọa bộ chủ yếu cùng với Sri Lanka.<ref>Hoàng Phong, sđd.</ref>
 
Trong khi đó, các xứ khác ở Đông Nam Á tiếp tục truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ của người Môn từ Thaton.
 
===Hiện đại hóa và lan rộng đến Tây phương===