Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hiền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Khi ông đỗ Trạng nguyên, vì còn thiếu niên nên vua Trần Thái Tông cho ông về quê 3 năm tu dưỡng thêm rồi mới gọi ra làm quan. Hết 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Về sau bổ nhiệm làm quan đến chức [[Thượng thư]] [[Công bộ|bộ Công]]. Ông có đi sứ [[nhà Nguyên]] vài lần.
 
Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm Ất HợiMão (1255), Đại Việt bị [[Chiêm Thành]] xâm lược, vua Trần Thái Tông rất lo bèn giao cho Trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau, quân giặc thất bại, trạng Hiền thu quân về Vũ Minh Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức "Đệ nhất hiển quý quan".
 
Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc [[sông Hồng]], phát triển sản xuất mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ.
 
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn (1256), Trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng rồi qua đời, thọ 21 tuổi. Vua Trần Thái Tông thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã [[Đông Hội]], huyện [[Đông Anh]], [[Hà Nội]].
 
Hiện nay, tại đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, câu đối, đại tự, đặc biệt bảo tồn được cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của ông, trong đó có câu ca ngợi tài năng của Nguyễn Hiền như sau: