Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:14.4823611
Dòng 22:
Lưu Tri Viễn đặt kinh đô của mình tại Biện Lương, ngày nay là [[Khai Phong]]. Nhà Hậu Hán về cơ bản có lãnh thổ như của nhà Hậu Tấn. Biên giới phía nam nhà nước này là các quốc gia phương Nam, kéo dài từ [[biển Hoa Đông|biển Đông Trung Hoa]] tới khoảng giữa các sông [[Hoàng Hà]] và [[Trường Giang|Dương Tử]], trước khi ngoặt xuống phía nam sông Dương Tử ở đoạn trung lưu sông này để sau đó ngoặt theo hướng tây bắc dọc theo ranh giới phía bắc của tỉnh [[Tứ Xuyên]] và kéo dài về phía tây tới [[Thiểm Tây]]. Ở phía bắc, nhà nước này bao gồm phần lớn [[Thiểm Tây]] và [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]] ngoại trừ 16 châu Yên Vân đã bị nhà Hậu Tấn cắt cho [[nhà Liêu]].
==Triều đại ngắn ngủi==
Lưu Tri Viễn chỉ làm vua được 10 tháng, chết đầu năm 948. Ông để lại ngai vàng cho con trai còn nhỏ tuổi của mình là [[Lưu Thừa HữuHựu]] (劉承祐), tức Hán Ẩn Đế. Một số tướng lĩnh địa phương làm phản, Thừa Hữu sai Quách Uy đi dẹp. Là tướng có tài, [[Hậu Chu Thái Tổ|Quách Uy]] dẹp được quân làm phản.
 
Tuy nhiên tháng 4 năm 950, Ẩn Đế nghi kị Quách Uy, khi đó là Khu mật Phó sứ, hạ chiếu sai hai tướng Quách Sùng Uy và Tào Uy bắt giết Quách Uy. Quách Uy theo kế của một quan chức trong Khu mật viện là Ngụy Nhân Phủ, liền đem quân tấn công trước. Hai tướng Quách Sùng Uy và Tào Uy phản Hán theo Quách Uy. Lưu Thừa Hữu bại trận và bị loạn binh giết chết ngày 21 tháng 11 năm 950 (âm lịch) tức ngày 1 tháng 1 năm 951. Quách Uy tự lập làm Hoàng đế đầu năm 951, sau khi buộc Lý Thái hậu giao truyền quốc ngọc tỉ (ấn của vua).