Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân số Việt Nam qua các thời kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 1.55.40.1 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 1.55.183.180
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 69:
Khi quân [[Nhà Nguyên|Mông Cổ]] đánh bại nhà Nam Tống, một số quan lại địa phương nhà Tống đã quy phụ nhà Trần, như trường hợp Hoàng Bính đem dâng phủ [[Tư Minh]] (nay là [[Bằng Tường]]) năm 1263, và có một lượng lớn dân chúng và quân binh nhà Tống chạy từ phương bắc xuống nước ta xin tị nạn để tránh các cuộc thảm sát của quân Mông Cổ. Nhà Trần đem dân Tống đi phân bố đến các nơi để khai khẩn đất hoang, mở rộng sản xuất, còn các đạo quân Tống rút chạy đến nước ta đều được phân bổ vào các đội quân của triều đình, với số lượng không quá lớn để tránh họ làm phản. Thủ lĩnh của các đạo quân này vẫn là người Tống, ví dụ như tướng Triệu Trung chỉ huy 4000 quân Tống dưới quyền Trần Nhật Duật đã tham gia trận Hàm Tử. Người Hán trong quân Mông Nguyên nhìn thấy quân Tống thì đều tưởng nhớ cố quốc nên không còn ý chí chiến đấu, đều hàng cả.
 
Quân Mông Nguyên khi xâm chiếm nước ta thường tàn sát dân chúng và binh lính Đại Việt bị bắt rất tàn bạo, rất nhiều người chết dưới tay chúng. Do có nạn dân và quân binh nước Tống tị nạn bù đắp vào tổn thất của nước ta trong chiến tranh nên tổng nhân khẩu toàn quốc sau ba lần quân Mông Nguyên xâm lược về cơ bản không thay đổi.
 
Năm 1400, [[nhà Hồ]] cướp ngôi của nhà Trần, tiến hành cải cách quy mô lớn. Các cuộc điều tra dân số thời nhà Hồ thống kê được con số 3.129.500 người trên cả nước, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn khoảng 50% do thời kì này tương đối hỗn loạn sau cuộc chính biến và chính quyền thường không thống kê được những người làm nghề kép hát và những người lưu vong từ cuối thời [[nhà Trần]] do các cuộc chiến loạn giữa các thế lực địa phương và khi quân [[Chiêm Thành]] tấn công ra Thăng Long.
 
Năm 1406, quân [[nhà Minh]] xâm lược nước ta. Quân đội nhà Hồ phải chịu những tổn thất vô cùng nặng nề trước sức tấn công như vũ bão của quân giặc. Quân Minh dưới quyền [[Trương Phụ]] cũng ra sức tàn sát dân và quân ta vô cùng dã man tàn bạo như moi ruột quấn lên cây, moi thai nhi ra chặt đầu, đồ sát hàng nghìn tù binh, đem xác chất thành đống lớn rồi châm lửa đốt. Sử cũ miêu tả ''"làng mạc đìu hiu hoang vắng, trăm dặm không thấy bóng người, khói lửa chiến tranh bao trùm khắp nơi"'' . Sau cơn đại nạn, dân số nước ta sụt giảm nghiêm trọng, ước tính chỉ còn quá nửa
 
=== Thời Hậu Lê ===
 
==== Thời Lê sơ ====
Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, khôi phục chủ quyền, [[Lê Thái Tổ]] rất quan tâm chú ý đến việc phục hồi sức dân, tái ổn định đất nước sau 20 năm chiến loạn. Ông đã cho quân lính trở về nhà tham gia sản xuất, chỉ giữ lại 10 vạn quân trong tổng số 35 vạn để canh giữ đất nước. Triều đình đem những tù binh người Minh vào phương nam khai khẩn đất hoang, tăng cường sản xuất. Nhờ những chính sách đó mà dân số nước ta tăng mạnh trở lại
 
Năm 1490, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính trên toàn quốc, đổi phủ thừa tuyên thành các xứ. Như vậy trên cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 37 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Mỗi xã thường không quá 500 hộ, nếu nhiều hơn 700 hộ thì sẽ tách ra làm hai xã nhỏ. ToànTheo cánh tính này thì toàn quốc có khoảng 4-5 triệu nhân khẩu.
==Tham khảo==
{{tham khảo}}