Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.190.43.95 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Thusinhviet
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 4:
 
==Lịch sử==
Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua [[Lý Thánh Tông]] (1054-1072), vua thứ ba của [[nhà Lý]]. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì của [[Đinh Bộ Lĩnh]], quốc hiệu là [[Đại Cồ Việt]] (大瞿越) gồm chữ ''Đại'' nghĩa là ''lớn'' và [[chữ Nôm]] ''[[wikt:cồ|Cồ]]'' ([[wikt:𡚝|𡚝]]) cũng cùng nghĩa là ''lớn''.
 
Năm 1400, sau khi thay thế [[nhà Trần]], [[Hồ Quý Ly]], người sáng lập [[nhà Hồ]] đã đổi quốc hiệu thành [[Đại Ngu]] (大虞). Năm 1407, [[nhà Minh]] xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, [[Lê Lợi]] đã lấy lại tên '''Đại Việt''' đặt làm quốc hiệu.
 
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian [[723]] năm, bắt đầu từ thời vua [[Lý Thánh Tông]] đến thời vua [[Gia Long]] ([[1054]] - [[1804]]), tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền [[nhà Lý]], [[nhà Trần]], [[nhà Hậu Lê]], [[nhà Mạc]], [[nhà Tây Sơn]] và 3 năm đầu thời [[nhà Nguyễn]] ([[1802]] - [[1804]]). Trong quá trình này tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và thời [[thuộc Minh]] ([[1400]] - [[1427]]).
 
Năm 1804, vua [[Gia Long]] đổi tên nước thành [[Việt Nam]], quốc hiệu Đại Việt chấm dứt hoàn toàn.
Lịch sử Đại Việt đã xảy ra nhiều trận chiến chống ngoại xâm như: chống Tống năm 1077; chống Nguyên Mông các năm 1258, 1285 và 1288; chống Minh từ năm 1418-1428, chống Thanh năm 1789. Cũng có những thời kì đất nước bị chia cắt lâu dài, như Nam-Bắc triều từ năm 1533-1592, phân tranh Trịnh Nguyễn từ năm 1627-1788.
 
==Xem thêm==
* [[Đại Cồ Việt]]
* [[Đại Ngu]]