Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cảnh (Nam Đường)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
S7w4j9 (thảo luận | đóng góp)
S7w4j9 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 88:
Sau khi vào Đàm châu, Mã Hy Ngạc tối ngày rượu chè bê tha, không quan tâm gì đến việc nước cả. Mùa thu [[951]], tướng lại Đàm châu nổi loạn, trục xuất Hi Ngạc. Em trai là [[Mã Hy Sùng]] lên thay nắm quyền. [[Mã Hy Sùng]] đày [[Mã Hy Ngạc]] đến Hành Sơn<ref>衡山, nay thuộc [[Hành Dương]], [[Hồ Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, hi vọng rằng tướng áp giải [[Bành Sư Cảo]], người trước kia theo [[Mã Hi Quảng]] nên bị [[Mã Hy Ngạc]] phạt nặng, sẽ giết Hi Ngạc để báo thù. Tuy nhiên Sư Cảo không theo, vẫn áp giải Hi Ngạc tới nơi an toàn. Nghe tin về cuộc biến động, [[Lưu Ngôn]] đem quân đội đánh vào Đàm, [[Mã Hy Sùng]] rất sợ hãi. Theo yêu sách của [[Lưu Ngôn]], [[Mã Hy Sùng]] xử tử rất nhiều quan laị ủng hộ [[Mã Hy Ngạc]], song [[Lưu Ngôn]] vẫn tiếp tục hạch sách. Với việc một lúc phải đương đầu với cả hai phía, thủ hạ của [[Mã Hy Sùng]] còn muốn ám sát ông ta. [[Mã Hy Sùng]] sợ hãi, cử [[Phạm Thủ Mục]] đến triều đình [[Nam Đường]], xin dâng đất quy phụ. Lý Cảnh sai [[Biên Hạo]] đến Đàm châu nhận hàng, kết thúc thời kì trị vì của họ Mã ở Sở quốc. Vì dân Sở gặp phải nạn đói do chiến tranh liên minh, [[Biên Hạo]] phân phát của cải trong ngân khố của họ Mã cho dân chúng, khiến người Sở rất bằng lòng. Sau đó, khi [[Mã Hy Ngạc]] xin được phục chức Tiết độ sứ Vũ An (trị sở là Đàm châu), người dân ở đât ghét [[Mã Hy Ngạc]] vì những hành động trước đây, thỉnh cầu để cho [[Biên Hạo]] làm Tiết độ sứ, Lý Cảnh đồng ý. Lý Cảnh cho phép [[Mã Hy Ngạc]] tiếp tục là Sở vương, nhưng dời đến Hồng Châu<ref>洪州, trị sở nay thuộc [[Nam Xương]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>. Về [[Mã Hy Sùng]], thì được ban những chức vụ nhỏ hơn, cùng với các quan nước Sở bị chuyển đi xa lãnh thổ cũ.<ref name=ZZTJ290/>
 
Chiếm được Đàm châu nhưng không có nghĩa là toàn bộ Sở quốc đều là của Nam Đường — trong khi họ chiếm giữ được Vũ An quân, thì Vũ Bình quân nằm trong tay [[Lưu Ngôn]], còn trọng trấn nữa là Tĩnh Giang quân<ref>靜江, trị sở nay thuộc [[Quế Lâm]], [[Quảng Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, rơi vào tay [[Nam Hán]]. Lý Cảnh chuẩn bị đem quân thu phục Vũ Bình và Tĩnh Giang, nhưng trước mùa hạ năm [[952]], triều đình nghị định từ bỏ chiến dịch Tĩnh Giang và cho phép [[Lưu Ngôn]] xưng thần chứ không tiêu diệt toàn bộ. Khi ông bàn bạc với [[Tôn Thịnh]] và [[Phùng Diên Dị]], những người đang chấp chính khi đó, [[Tôn Thịnh]] bằng lòng, nhưng [[Phùng Diên Dị]] phản đối, cho rằng như vậy sẽ khiến cho việc dồn quân đánh Sở thì không nên công cán gì. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào thủ phủ Tĩnh Giang là Quế châu đã bị thất bại nặng nề trước quân [[Nam Hán]].<ref name=ZZTJ290/> Trong khi đó, [[Biên Hạo]], được cho là quá nhân từ, không đủ uy phong khi quản lí Vũ An, không kiểm soát được các tướng sĩ dưới quyền khiến họ can thiệp đến công việc của mình. Mùa đông [[952]], [[Lưu Ngôn]] sai [[Vương Quỳ]] dẫn quân đánh vào Đàm châu. Sau khi [[Biên Hạo]] cố thủ được một thời gian thì bỏ thành mà chạy về lãnh thổ [[Nam Đường]]. Các quan tướng của nước SởĐường nghe tin Đàm châu thất thủ đều bỏ châu quận, khiến [[Lưu Ngôn]] khôi phục gần như toàn bộ lãnh thổ nước Sở ở phía bắc [[Nam Lĩnh|Núi Nam Lĩnh]] (và Tĩnh Giang). [[Nam Đường]], trong thực tế, không giành được gì từ cuộc xâm lăng nước Sở. [[Tôn Thịnh]] và [[Phùng Diên Dị]] đều từ chức, và Lý Cảnh nhấn mạnh rằng ông sẽ không bao giờ động binh nữa.<ref name=ZZTJ291>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷291|quyển 291]].</ref> Tuy nhiên, năm [[955]], khi Thục chúa [[Mạnh Sưởng]] cử sứ giả đến đề nghị lập liên minh ba bên gồm Hậu Thục - Bắc Hán - Nam Đường, ông lại đồng ý, mặc dù không có hành động quân sự nào thực sự diễn ra trong liên minh này.<ref name=ZZTJ292>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷292|quyển 292]].</ref>
 
== Chiến tranh với Hậu Chu ==