Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Guatemala”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Lịch sử: clean up, replaced: hế kỷ thứ 12 → hế kỷ thứ XII, hế kỷ 16 → hế kỷ XVI (2), hế kỷ thứ 3 → hế kỷ thứ III using AWB
Dòng 64:
[[Tập tin:Tikal.jpg|nhỏ|phải|[[Tikal]] Phế tích Maya, Đền II]]
 
Từ [[thế kỷ thứ 3III TCN]] tới [[thế kỷ thứ 12XII]] [[công Nguyên|sau Công Nguyên]], các vùng đất thấp khu vực [[el Petén|Petén]] và [[Izabal]] là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc thổ dân thuộc bộ tộc [[người Maya|Maya]]. Trong khi đó bộ tộc [[Quiché|K'iche]] ngụ canh ở vùng cao nguyên miền trung Guatemala.
 
Khi được tin người [[Tây Ban Nha]] đã chinh phục được đế quốc [[Aztec]] ở Mexico thì bộ tộc K'iche ở Guatemala gửi sứ thần ra bắc bái yết [[Hernán Cortés]] và xin [[triều cống]], nhận làm thuộc quốc. Bấy giờ là năm 1521. Hai năm sau Cortés phái [[Pedro de Alvarado]] vào Guatemala giám sát tình hình, dẫn theo 173 kỵ binh, 300 lính Tây Ban Nha cùng 200 quân Mexico thuộc bộ tộc Tlaxcala. Người K'iche thấy Tây Ban Nha động binh bèn chống cự lại nhưng thua to ở trận Quetzaltenango. Kinh thành Utatlán của K'iche bị đốt rụi. Chính quyền Tây Ban Nha từ đó trực tiếp cai trị xứ Guatemala, lấy Iximché làm thủ phủ. Năm 1527 vì tình hình bất an Alvarado bỏ Iximché, dời đô về [[Antigua Guatemala|Santiago de los Caballeros]] để dễ bề phòng thủ hơn. Dù vậy các bộ tộc miền núi như nhóm Achi' vẫn không quy phục nên vùng [[Alta Verapaz]] vẫn độc lập nhưng ngược lại nhờ hoạt động truyền giáo của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội Công giáo La Mã]], ảnh hưởng của Tây Ban Nha dần dần lan rộng. Đến năm 1540 thì dân miền núi cũng công nhận chính quyền thuộc địa. Một số [[nhà truyền giáo]], nổi tiếng nhất là tu sĩ [[Bartolomé de las Casas]], đã bảo vệ người bản xứ khi quân đội Tây Ban Nha đàn áp thổ dân. Tuy nhiên Giáo hội thì thi hành chính sách hủy diệt các thư tịch cổ, và hầu như tất cả các sách vở Maya trước thế kỷ 16XVI nay đã thất truyền. Một số ít còn sót lại gồm có: ''[[Popol Vuh]]'', ''Anales de los Kakchiqueles'', và ''Chilam Balam''. Những văn bản này may mắn là được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha sau khi phát hiện đã cất giữ nên còn đến nay.
 
Cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha cũng để lại hai hậu quả lớn. Thứ nhất là bệnh truyền nhiễm như bệnh [[dịch hạch]], [[đậu mùa]], [[thương hàn]], [[sởi]], đã theo chân người Âu Châu tàn phá nhiều nhóm thổ dân vì người bản xứ không có quá khứ [[miễn dịch]] để chống các căn bệnh này. Dân số bản xứ vì đó bị giảm thiểu trầm trọng. Có nguồn nhận xét rằng 3/4 thổ dân đã tử vong vì nhiễm bệnh.
 
Hậu quả thứ hai là địa danh "Goathemala" đã khai sinh sau cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha. Danh hiệu này có nguồn gốc từ tiếng thổ dân có nghĩa là "Xứ rậm cây" nhưng đến thế kỷ 16XVI mới có mặt trong văn bản.
 
=== Thời kỳ thuộc địa ===