Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Litva”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: hế kỉ 11 → hế kỷ XI, hế kỷ 11 → hế kỷ XI, hế kỉ 12 → hế kỷ XII, hế kỷ 12 → hế kỷ XII, hế kỉ 14 → hế kỷ XIV, hế kỷ 14 → hế kỷ XIV, hế kỉ 16 using AWB
Dòng 94:
Sau khi băng tan, con người đã xuất hiện tại vùng đất mà ngày nay là Litva vào khoảng thiên niên kỷ thứ 10 trước [[Công Nguyên|Công nguyên]]. Họ đến từ hai hướng khác nhau, một từ [[bán đảo Jutland]] và một từ đất nước [[Ba Lan]] ngày nay, mang theo hai nền văn hóa khác nhau thể hiện trên những công cụ mà họ sử dụng. Những người này chủ yếu sống bằng nghề săn bắn và không thành lập những khu dân cư cố định. Sang thiên niên kỷ thứ 8 trước Công nguyên, khí hậu trở nên ấm áp hơn khiến rừng cây phát triển, các nguồn thức ăn ngày càng trở nên dồi dào. Vào thiên niên kỉ thứ 6 và thứ 5 trước công nguyên, con người tại đây bắt đầu thuần hóa các loài vật nuôi. Nền [[nông nghiệp]] xuất hiện tương đối muộn tại Litva, vào khoảng thiên niên kỉ thứ 3 trước công nguyên do thiếu các công cụ canh tác hiệu quả. Các nghề thủ công và thương mại bắt đầu xuất hiện. Các dân tộc thuộc nhóm Ấn – Âu đã đến đây vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên và đồng nhất thành các dân tộc Baltic khoảng 500 năm sau đó.
 
[[Người Litva]] là một nhánh của [[người Balt|các dân tộc Baltic]], bao gồm cả [[người Latvia]] và nhiều dân tộc khác nữa. Theo cuốn biên niên sử của tu viện thành phố [[Quedlinburg]], đất nước Litva đã chính thức xuất hiện trong lịch sử vào ngày [[14 tháng 2]] năm [[1009]]. Trong [[thế kỷ 11|thế kỉ 11XI]], Litva gồm nhiều vùng đất nhỏ phải triều cống cho [[Kievan Rus]]. Nhưng sang [[thế kỷ 12|thế kỉ 12XII]], người Litva đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và cướp bóc sang những vùng đất xung quanh, tiền đề để hình thành Đại Lãnh địa Litva sau này.
 
=== Đại Lãnh địa Litva ===
Dòng 100:
Trước sự đe dọa của ngoại bang, [[Mindaugas]] đã thống nhất các dân tộc Baltic lại và đánh thắng người Livonia trong [[trận Saule]] vào năm 1236. Ngày [[6 tháng 6]] năm [[1253]], ông đã lên ngôi vua của Litva và đất nước được tuyên bố với tên gọi Vương quốc Litva.<ref>[http://www.voruta.lt/article.php?article=118&showtype=archive Voruta: Lietuvos karalystei – 750]</ref> Tuy nhiên, Mindaugas đã bị người cháu trai của ông là [[Treniota]] sát hại. Vương quốc Litva rơi vào khủng hoảng và đất nước này đã bị tàn phá nặng nề trong các cuộc xâm lăng của người [[Mông Cổ]] vào các năm 1241, 1259 và 1275.
 
Năm 1316, vua [[Gediminas]] đã tiến hành khai phá và xây dựng lại đất nước Litva. Dưới sự trị vì của Gediminas, đất nước Litva đã trở nên hùng mạnh và dám thách thức với cả người [[Mông Cổ]], lúc đó đang kiểm soát nước [[Nga]]. Bằng những cuộc chiến tranh chinh phục, lãnh thổ Litva đã mở rộng hơn bao giờ hết, trải dài từ [[biển Baltic]] đến [[biển Đen]] và bao gồm nhiều phần của nước [[Belarus]] và [[Ukraina]] ngày nay. Vào cuối [[thế kỷ 14|thế kỉ 14XIV]], Litva trở thành quốc gia rộng lớn nhất [[châu Âu]].<ref>Robert Bideleux. A History of Eastern Europe: Crisis and Change. Routledge, 1998. p. 122</ref>
 
Cuộc hôn nhân giữa nữ hoàng [[Jadwiga]] của [[Ba Lan]] và đại công tước [[Jogaila]] của Litva vào năm 1377 đã thành lập một liên minh quyền lực giữa Ba Lan và Litva nhằm chống lại mối đe dọa đến từ nước [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] và [[Đại Lãnh địa Moskva]]. Trước đó, đại công tước Jogaila đã cải đạo và biến Litva trở thành một quốc gia theo [[Kitô giáo|Cơ đốc giáo]]. Ngày 2 tháng 2 năm 1386, Jogaila chính thức trở thành vua của Ba Lan. Điều đó có nghĩa là Ba Lan và Litva đã trở thành một quốc gia duy nhất, thế nhưng Đại Lãnh địa Litva vẫn giữ nguyên vị thế riêng của mình. Thời kỳ này, nhiều thành phố của Litva chịu ảnh hưởng của hệ thống luật pháp của người Đức, trong đó có [[Vilnius]], thủ đô của [[Đại Công quốc Litva|Đại Lãnh địa Litva]].
 
Vào [[thế kỷ 16|thế kỉ 16XVI]], những du học sinh Litva khi trở về đất nước đã mang theo một cuộc cách mạng văn hóa, được biết đến như [[Phục Hưng|Thời kỳ Phục hưng]] của Litva. [[Kiến trúc Ý]] được giới thiệu tại nhiều thành phố của nước này, đồng thời với việc nền văn học Litva viết bằng [[latinh|tiếng Latin]] nở rộ. Ngôn ngữ viết của tiếng Litva cũng được sáng tạo trong thời gian đó.
 
=== Liên bang Ba Lan – Litva (1569–1795) ===
Dòng 110:
Với sự đồng thuận của [[Hiệp ước Lublin]] năm 1569, một quốc gia thống nhất giữa Ba Lan và Litva được thành lập với tên gọi [[Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva|Liên bang Ba Lan – Litva]], hay còn được biết đến như nền Cộng hòa thứ nhất của Ba Lan hoặc Cộng hòa Liên bang của Hai Quốc gia. Sự hợp nhất giữa Vương quốc Ba Lan với Đại Lãnh địa Litva đã hình thành nên một quốc gia có diện tích rộng lớn ở châu Âu và có vị thế chính trị đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ chính thức thời kỳ này là [[tiếng Ba Lan]] và [[latinh|tiếng Latin]] ở Vương quốc Ba Lan cùng với [[tiếng Ruthenia]] và [[tiếng Litva]] ở Đại Lãnh địa Litva. Tuy nhiên, Litva đã phải trải qua một quá trình Ba Lan hóa trên mọi mặt đời sống. Tầng lớp quý tộc và thượng lưu ở những thành phố lớn như [[Vilnius]] và [[Grodna]] lại thường hay sử dụng tiếng Ba Lan. Và đến năm 1696, [[tiếng Ba Lan]] đã trở thành [[ngôn ngữ]] chính thức tại Litva.
 
Sang [[thế kỷ 18|thế kỉ 18XVIII]], liên bang bắt đầu suy sụp bởi những cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột. Bản [[Hiến pháp Ngày 3 tháng 5 năm 1791]] đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên bang Ba Lan – Litva. Những sự phân chia Ba Lan vào các năm 1772, 1793 và 1795 đã chứng kiến việc Litva bị xâu xé giữa [[Nga]] và [[Phổ (quốc gia)|Phổ]].
 
=== Thời kỳ thuộc Đế quốc Nga (1795–1914) ===
Sau sự phân chia lần thứ ba Ba Lan năm 1795, [[Đế quốc Nga]] đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Litva, trong đó có thành phố Vilnius. Khoảng đầu [[thế kỷ 19|thế kỉ 19XIX]], nước Nga đã tỏ ra có thể chấp nhận sự tự trị của Litva nhưng điều này đã không thành hiện thực. Vào năm 1812, khi quân đội [[Pháp]] của [[Napoléon Bonaparte|Napoléon I]] tiến vào Litva, người Litva đã coi đó như những người mang hy vọng độc lập về cho Litva. Thế nhưng khi quân Pháp bị đánh bại bởi Nga, [[Sa hoàng]] [[Nikolai I của Nga|Nikolai I]] đã ban hành hàng loạt đạo luật đồng hóa đối với Litva. Năm 1864, theo lệnh của Sa hoàng [[Aleksandr II của Nga|Aleksandr II]], tiếng Litva và bảng chữ cái La Tinh chính thức bị cấm tại tất cả mọi trường học.
 
Tuy nhiên đến cuối thời kỳ này, tiếng Litva đã dần dần khôi phục sau một thời gian dài bị lãng quên. Thời điểm đó, [[tiếng Ba Lan]] và [[tiếng Nga]] là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong tầng lớp thượng lưu. Phong trào phục hưng ngôn ngữ dân tộc xuất hiện trước trong tầng lớp nghèo khổ, rồi sau đó là những người giàu có. Những tờ báo bằng tiếng Litva đã ra đời tại [[Aušra]] và [[Varpas]]. Tiếng Litva được khôi phục và phát triển là một điều kiện để dẫn tới phong trào độc lập dân tộc sau này.
Dòng 248:
{{main|Tôn giáo tại Litva}}
Theo điều tra dân số năm 2001, 79% dân số nước này thuộc về [[Giáo hội Công giáo La Mã]].<ref>^ Department of Statistics to the Government of the Republic of Lithuania. "Population by Religious Confession, census". Archived from the original on ngày 1 tháng 10 năm 2006.. Updated in 2005.</ref>
Trong nửa đầu của [[thế kỷ 20XX]], [[Giáo hội Luther]] có khoảng 200.000 thành viên chiếm 9% tổng dân số, nhưng nó đã giảm kể từ năm 1945. Cộng đồng Tin Lành nhỏ được phân tán khắp vùng phía bắc và phía tây của đất nước. Tín hữu và giáo sĩ bị giết, hoặc bị tra tấn hoặc bị trục xuất tới Siberia dười thời Liên Xô. Có 4,9% dân số là [[Chính Thống giáo]] (chủ yếu là sắc tộc thiểu số Nga), 1,9% là [[Tin Lành]] và 9,5% dân số không theo bất kỳ tôn giáo nào.
 
Trong lịch sử, Litva còn là quê hương của một cộng đồng [[Do Thái giáo]] có từ [[thế kỷ 18XVIII]], với số lượng khoảng 160.000 người trước chiến tranh thế giới hai, hầu như hoàn toàn bị tiêu diệt trong vụ thảm sát [[Holocaust]]. Giờ cộng đồng Do Thái giáo chỉ còn khoảng 3.400 vào cuối năm 2010.<ref>http://www.stat.gov.lt/en/pages/view/?id=1731&PHPSESSID=311ec85274c89154e6f4befbc159a0e8</ref>
 
== Tham khảo ==