Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rosa Luxemburg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
 
===Từ Chiến tranh thế giới thứ nhất cho tới khi chết===
Sau khi đảng Dân chủ Xã hội ủng hộ sự tham chiến của Đức trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], bà cùng với [[Karl Liebknecht]] đã đồng thành lập [[Liên đoàn Spartacus]] ([[tiếng Đức]]: ''Spartakusbund'') mà sau đó trở thành [[Đảng Cộng sản của nước Đức]]. Liên đoàn Spartacus tham gia trong [[Nổi dậy Spartacus|cuộc cách mạng Berlin tháng 1 năm 1919]]. Tuy nhiên Luxemburg chủ trương không sử dụng bạo lực cướp chính quyền. Cuộc nổi dậy này bị Tổng thống [[Cộng hòa Weimar]] [[Friedrich Ebert]] ra lệnh cho [[Freikorps]] (một lực lượng dân quân phe cánh hữu) đàn áp và dập tắt. Luxemburg và hàng trăm nhà cánh mạng cánh tả bị bắt, tra tấn và giết hại. Từ sau cái chết của họ, Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht đã trở thành biểu tượng của những thành viên đảng dân chủ xã hội và những người theo [[chủ nghĩa Marx]].
 
==Quan điểm về cuộc Cách mạng tháng Mười tại Nga==
Trong bài viết về ''cuộc Cách mạng tại Nga'' (''Die Revolution in Russland'')<ref name="DieRevolutionInRussland">"Die Revolution in Russland", ''GW'' 4. [http://search.marxists.org/deutsch/archiv/luxemburg/1917/04/rusrev.htm (online)]</ref> Rosa Luxemburg hoan nghênh nỗ lực cách mạng của Lenin, để giải tán Duma (Quốc hội). Tuy nhiên bà chỉ trích, nhóm [[Bolshevik]] đã loại trừ mọi sự kiểm soát của quốc hội. Bà đã nhận ra là, Lenin không những chỉ tiêu diệt các đảng phái khác, mà còn bắt đầu đè bẹp nền dân chủ trong đảng của mình, loại trừ những người có ý kiến khác, và như vậy theo bà, đe dọa sự góp phần thiết yếu cũng như sự lãnh đạo của [[Giai cấp công nhân|giới công nhân]] trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa:
{{cquote|''Tự do chỉ cho những người theo chính quyền, chỉ cho các đảng viên của một đảng - cho dù là số đảng viên đó có nhiều bao nhiêu đi nữa - không phải là tự do thật sự. Tự do luôn luôn là tự do của kẻ [[bất đồng chính kiến]]. Không phải vì công bằng một cách mù quáng, mà vì hiệu quả của tự do chính trị: mang lại sinh khí mới, hàn gắn và làm trong sạch. Những điều này sẽ không có, khi tự do chỉ là một đặc ân.''|ref=<ref>Rosa Luxemburg: ''Zur russischen Revolution.'' In: ''Gesammelte Werke.'' Band 4, Dietz Verlag Berlin (Ost) 1983, S. 359, Anmerkung 3; Der Text ''Zur Russischen Revolution, IV. Kapitel'' ist auch [http://www.marxists.org/deutsch/archiv/luxemburg/1918/russrev/teil4.htm online verfügbar]</ref>}}
Tuy nhiên nhà sử học [[Heinrich August Winkler]] nhấn mạnh, khi nói tới tự do của những người bất đồng chính kiến bà Luxemburg không nghĩ tới "những kẻ thù của Giai cấp công nông" hay "những kẻ phản lại Giai cấp công nhân". Bà ta không có cái nhìn của một người dân chủ cấp tiến, mà chỉ là cái nhìn đa phương trong xã hội chủ nghĩa.<ref>Heinrich August Winkler: ''Der lange Weg nach Westen.'' Band I. Deutsche Geschichte vom Ende des Alten Reiches bis zum Untergang der Weimarer Republik. Bundeszentrale für politische Bildung, Bonn 2002, S. 357.</ref>