Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ động vật Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Reflinks: Converting bare references
n →‎top: chính tả, replaced: đạng → dạng using AWB
Dòng 55:
'''Hệ động vật ở Việt Nam''' là tổng thể các [[quần thể động vật]] bản địa sinh sống trong lãnh thổ [[Việt Nam]] hợp thành [[hệ động vật]] của quốc gia này. Việt Nam là đất nước [[nhiệt đới]] thuộc vùng [[Đông Nam Á]] có sự [[đa dạng sinh học]] cao, là ngôi nhà của hơn 10% giống loài thú và chim trên trái đất. Sự đa dạng của động vật ở Việt Nam phản ánh sự phong phú của [[hệ thực vật]] nơi đây<ref name="source0">{{chú thích web | url = http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=27481 | tiêu đề = Các quần xã động vật tại Việt Nam - Bảo vệ môi trường | author = | ngày = | ngày truy cập = 28 tháng 1 năm 2016 | nơi xuất bản = MoiTruongVietNam | ngôn ngữ = }}</ref>. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần [[xích đạo]] tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên. Một dải rộng các [[thảm thực vật]] bao gồm nhiều [[kiểu rừng]] phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau. Nhiều loại môi trường sống khác nhau tạo ra nhiều cơ hội cho các sinh vật phát triển vì nó cho phép chúng phân tách khỏi những loài khác bằng cách thay đổi nơi ở và thức ăn<ref name="source0"/>.
 
Từ đó, hệ động vật Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng cả về [[loài (sinh học)|chủng loài]] lẫn [[sinh khối]] và số lượng. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á và có nhiều loài đặc hữu. Mặc dù vậy, sự [[gia tăng dân số]] và nạn [[săn bắn]] động vật trái phép dẫn đến nguy cơ cao trong việc mất đi tính [[đa đạngdạng sinh học]] và đẩy nhiều loài [[động vật]] ở đây vào [[nguy cơ tuyệt chủng]], động vật hoang dã ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng nhiều, hiện đã lên gần 1.000 loài do người dân săn bắt, buôn bán trái phép để làm thực phẩm, bào chế thuốc và làm [[thú cảnh]]<ref name="source2">{{chú thích web | url = http://sggp.org.vn/phongsudieutra/2012/8/295719/ | tiêu đề = Nghề cứu hộ thú hoang | author = | ngày = | ngày truy cập = 28 tháng 1 năm 2016 | nơi xuất bản = [[Sài Gòn Giải Phóng|Báo Sài Gòn Giải Phóng Online]] | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Trong cuộc [[chiến tranh Việt Nam]], [[Mỹ]] đã phát động cuộc chiến tranh khốc liệt với bom đạn và chất độc hoá học với quy mô lớn và tàn khốc. [[Quân đội Mỹ]] đã ném một lượng bom khổng lồ và rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Với số lượng rất lớn bom đạn và chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây [[ô nhiễm môi trường]] trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Nhiều động vật bị chết do bom đạn, một số phải lẩn trốn và rời lãnh thổ Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái nơi đây.