Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Huệ Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 163:
Trong [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]], [[Ngô Sĩ Liên]] bàn về việc Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái để đến nỗi cơ nghiệp nhà Lý mất về tay nhà Trần như sau:
 
:''Đời sau chỉ truyền ngôi cho con mà không truyền ngôi cho người hiền, vì là không có người nào được như [[Thuấn]] và Vũ. Nếu không may mà không có con thì chọn con của người tông thất nuôi làm con mình để nối giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. [[Lý Nhân Tông]] đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo, lại để đến sau lúc tật bệnh mới lập con gái mà truyền ngôi cho, thế có phải lẽ không? Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc, để cho Phùng Tá Chu viện dẫn việc Lữ hậu<ref>Lã Trĩ, vợ [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]], chuyên quyền sau khi Lưu Bang qua đời</ref> và Vũ hậu<ref>[[Võ Tắc Thiên]], vợ [[Đường Cao Tông]], cướp ngôi của con sau khi chồng mất</ref> làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, ấy là người có tội với họ Lý.''
 
Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định này, sử gia Ngô Sĩ Liên dường như đã không thấy một thực tế rằng: [[nhà Lý]] đã không còn thực quyền từ loạn Quách Bốc, phải dựa vào các hào trưởng địa phương và nếu không có họ Trần, họ Nguyễn hoặc họ Đoàn cũng sẽ trở thành quyền thần trong triều. Do đó, việc lập con gái làm thái tử truyền ngôi dù không phải ý nguyện của Huệ Tông thì ông cũng không thể cưỡng lại được.