Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Praha (1757)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Trận đánh: chính tả, replaced: sủng → sũng
n →‎Bối cảnh: chính tả, replaced: mội → một using AWB
Dòng 29:
Sau khi thôn tính xứ [[Tuyển hầu quốc Sachsen|Sachsen]] vào cuối năm [[1756]], [[Friedrich II của Phổ|Friedrich Đại đế]] dành cả [[mùa đông]] để lên kế hoạch phòng vệ nước [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] trước nguy cơ tấn công từ liên minh Áo-[[Vương quốc Pháp|Pháp]]-[[Đế quốc Nga|Nga]]. Dựa vào thông tin do các nhà [[ngoại giao]], gián điệp và [[kỵ binh]] tuần tiễu cung cấp, Friedrich tiên liệu rằng Áo sẽ mở cuộc hành quân đánh Sachsen và [[Łużyce|Lausitz]] để phối hợp với cuộc tấn công của Pháp và quân đội [[Đế quốc La Mã Thần thánh]] qua [[sông Rhein]]. Do vậy, ông dự định tập trung binh mã tại Sachsen và áp dụng nguyên tắc "chiến dịch đánh trong" để chống đỡ kẻ thù nào lọt vào tầm đánh của ông trước, sau đó chuyển sang thế phản công [[chiến lược]].<ref name="eshowalter"/> Kế hoạch này nhanh chóng gặp phải sự phản đối kịch liệt từ [[trung tướng]] Karl von Winterfeldt - tham tán của Friedrich - và vị thống chế 72 tuổi Kurt von Schwerin. Họ thúc giục nhà vua tung một đòn phủ đầu các trung tâm tiếp tế của Áo tại [[Hrade Králové|Königgrätz]] và [[Pardubice|Pardubitz]] phía đông Praha nhằm buộc [[chính phủ]] Áo phải ký một hòa ước riêng với Phổ, hoặc ít nhất là buộc giới chỉ huy quân sự Áo phải từ bỏ các hoạt động quân sự quy mô lớn.<ref name="eshowalter"/><ref name="franzszabo"/>
 
Đầu [[tháng 4]], thông qua những báo cáo từ [[Versailles]] và thung lũng Rhein, Friedrich hiểu rằng các đồng minh của Áo đang chuẩn bị rất chậm và một "cửa sổ cơ hội" đã mở ra cho ông loại Áo khỏi vòng chiến trong vòng từ 6 tuần trở xuống. Lập tức, nhà vua từ bỏ ý định ban đầu của mình và lên kế hoạch đem 115.000 đại binh tấn công Böhmen theo 4 mũi. Đạo quân thứ 1 (19.300 quân) của vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau từ khu vực Zwickau-Chemnitz tiến xuống thung lũng Eger và hội với đạo quân chủ lực (40.000 quân & 80 đại bác) do Friedrich trực tiếp chỉ huy từ Dresden tiến dọc theo bờ tây [[sông Elbe]]. Trên mạn đông, đạo quân thứ 3 (20.000 quân) do August Wilhelm, quận công Bevern chỉ huy từ Lausitz đánh [[Mladá Boleslav|Jung-Bunzlau]] và hội với đạo quân thứ 4 (34.000 quân) của thống chế von Schwerin từ [[Silesia|Schlesien]] đánh [[Trutnov|Trautenau]]. Sau đó, Friedrich dự định gộp 2 cánh quân lớn này trong vùng ngoại ô [[Litoměřice|Leitermitz]] và tấn công dứt điểm quân đội Habsburg. Sự tương đồng giữa bản kế hoạch này với [[Chiến tranh Áo-Phổ|kế hoạch]] đánh [[Đế quốc Áo|Áo]] năm [[1866]] của thượng tướng bộ binh [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Helmuth von Moltke]] đã thúc đẩy các [[sử học|sử gia]] Bộ Tổng tham mưu Phổ cuối [[thế kỷ 19]] kết luận Friedrich đã lựa chọn một phiên bản sơ khởi của khái niệm ''hành quân riêng rẽ'' và ''hợp nhất'' trong trận đánh quyết định trên đất địch. Để bảo đảm tuyệt mật, nhà vua không chỉ giữ các bản kế hoạch cho riêng mình mà còn lập mộimột hệ thống tiền đồn và trạm kiểm soát dày đặc để ngăn chặn bất kỳ một thông tin quan trọng nào về bố trí tác chiến của Phổ lọt vào đại bản doanh Áo.<ref name="eshowalter"/><ref name="franzszabo"/>
 
Về phía Áo, trấn thủ Böhmen là thống chế Maximilian von Browne và tướng Giambattista Serbelloni ban đầu định mở một cuộc tổng tấn công dưới sự chỉ huy tối cao của vương công Karl xứ Lothringen, phối hợp với các cuộc hành binh của Pháp và Nga được dự kiến tiến hành vào [[mùa xuân]] 1757<ref>Matt Schumann, Karl W. Schweizer, ''The Seven Years War: A Transatlantic History'', trang 50</ref>. Tuy nhiên, do tin rằng Phổ sẽ giữ thế bị động nên các chỉ huy Áo sau cùng lại quyết định chưa manh động làm mệt quân sĩ. Chủ trương này được tán đồng bởi [[tể tướng]] Wenzel Anton Fürst von Kaunitz, người cho rằng Áo không nên "đánh liều bất cứ cái gì quan trọng". Browne, người luôn khinh thường khả năng [[chiến lược]] của Friedrich Đại đế, đã bác bỏ những lời cảnh báo của tuyển hầu tước Sachsen về dự định của Friedrich nhằm "đem 160.000 quân tấn công Böhmen theo 5 mũi" và bãi bỏ kế hoạch đánh Sachsen. Thay vì đó, Browne xây dựng 1 hàng rào phòng thủ gồm 24.000 quân ở thượng lưu sông Eger, 36.000 quân do Browne trực tiếp chỉ huy giữa Praha và [[sông Eger]], 28.000 quân tại Regensburg gần biên giới Lausitz và thêm 24.000 quân nữa quanh Königgrätz để chặn đánh bất kỳ 1 mũi tấn công trực tiếp nào từ [[Silesia|Schlesien]]. Theo đánh giá của nhà sử học quân sự [[Dennis E. Showalter]], đội hình này hợp với việc "ngăn chặn buôn lậu" hơn là "tiến hành chiến dịch".<ref name="eshowalter"/><ref name="franzszabo"/>