Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mikhail Illarionovich Kutuzov”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 82:
Nữ hoàng đã được nghe báo cáo về những thành tích của Cutudốp trong việc giải quyết các vụ xung đột biên giới khi ông còn phục vụ tại Crưm, tại biên giới Ba Lan, Thụy Điển. Bản thân Cutudốp đã tham gia đầy đủ hai cuộc chiến tranh chống Thổ, ông thông thạo tiếng Thổ và hiểu rõ về đất nước, văn hóa, lịch sử,… của quốc gia Thổ Ottoman. Là một chuyên gia quân sự, ông có thể dễ dàng nghiên cứu tại chỗ tình hình quân đội Thổ. Đồng thời, trong một buổi bàn luận về tình hình thời sự với Cutudốp, nữ hoàng Êkatêrina đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự tinh tế và óc xét đoán sâu sắc của vị tướng. Và bà đã bổ nhiệm Cutudốp làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, đứng đầu đoàn ngoại giao Nga đang chuẩn bị lên đường sang Thổ vào năm 1793.<ref name="lvq7">Lê Vinh Quốc, Nguyễn Thị Thư, Lê Phụng Hoàng, trang 144-149</ref>
 
[[Hòa ước Iaşi]] giữa đế quốc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được ký kết vào năm 1791, tuy nhiên hai bên vẫn chưa thiết lập lại quan hệ. Giành được những chiến thắng quan trọng nhưng cũng mệt mỏi sau nhiều năm chiến tranh liên miên, người Nga cần nhanh chóng nối lại quan hệ ngoại giao với đế quốc Ottoman và đảm bảo một nền hòa bình lâu dài ở phía Nam. Vì vậy đoàn ngoại giao của Cutudốp có nhiệm vụ phải làm cho triều đình Ottoman tin rằng người Nga muốn duy trì hòa bình và hợp tác với Thổ. Đồng thời, vẫn còn lo sợ nguy cơ người Thổ sẽ lại gây chiến tranh để phục thù, triều đình của Êkatêrina cảm thấy cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội tình đế quốc Thổ. Vì vậy, trước khi lên đường, Cutudốp còn nhận một mật chỉ về việc tìm hiểu những thông tin cần thiết về nội tình của đế quốc Thổ. Ông có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng lục quân và hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, thường xuyên báo cáo các thông tin về cho Alếchxăngđrơ Xuvôrốp - lúc này đang chỉ huy các lực lượng bộ binh ở miền Nam Nga. Cutudốp cũng có nhiệm vụ bí mật giúp đỡ những tộc người Xlavơ ở Ban Căng đang bị đế quốc Thổ thống trị. Để tác động hiệu quả về mặt ngoại giao, sứ thần Nga còn phải duy trì quan hệ tốt với các sứ thần Áo, Phổ; phá hoại uy tín và vô hiệu hóa hoạt động của Đại sứ Anh EnxliRobert Ainslie (1775 - 1793); ngăn chặn liên minh Pháp-Thổ chống Nga.<ref name="lvq7"/>
 
Những chỉ thị mà Êkatêrina II giao cho Cutudốp chỉ bao gồm những nét chung, điều này có nghĩa là bà để cho Cutudốp tự do hành động tùy theo sự biến đổi của tình hình thực tế.<ref name="lvq7"/>
 
Ngày [[15 tháng 3]] năm [[1793]], đoàn sứ thần rời Xanh Pêtécbua. Đến tháng 5, lễ trao đổi sứ thần diễn ra ở [[Công quốc Moldavia|Mônđavi]]. Đến ngày 26 tháng 9, đoàn sứ thần đến kinh đô [[Constantinopolis]]. Cutudốp nghỉ ngơi và làm quen với thành phố này một thời gian, sau đó ngày [[29 tháng 10]] năm 1793 ông đến thăm [[Đại Vizia]] là Damat Melek Pasha (1792 - 1794) và ngày [[1 tháng 11]] ông trình quốc thư cho [[sultan]] [[Selim III]] của [[đế quốc Ottoman]]. Từ đó ông bắt đầu thực thi nhiệm vụ ngoại giao của mình.<ref name="lvq7"/>
 
Cutudốp nhanh chóng thiết lập được mối quan hệ tốt với những quan chức cao cấp trong triều đình Ottoman, ví dụ như Đại thần Ngoại giao Rêsít, Đại Vizia, Đô đốc Kiutruc HuxâyinHussein và cả với [[Valide Sultan|Hoàng thái hậu]] [[Mihr-i shah]] (1789 - 1805), một người có ảnh hướng lớn đến sultan Selim III và đến triều đình Thổ. Trong những buổi tiếp tân sang trọng do Cutudốp tổ chức, những câu chuyện hóm hỉnh của ông đã làm say mê các triều thần Ottoman, họ không thể ngờ rằng con người lịch lãm và nói chuyện rất có duyên kia lại chính là viên tướng Nga có tên tuổi. Bên cạnh việc lập quan hệ với các quan chức Thổ Ottoman, Cutudốp cũng quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ những người Nga và người Xlavơ sống tại đế quốc Ottoman. Ông chú tâm tìm cho tòa Đại sứ Nga ở Constantinopolis những cộng tác viên có năng lực và có kinh nghiệm. Sự giúp đỡ của họ được Cutudốp đánh giá rất cao, dù không ít lần ông đã phải đứng ra dàn xếp những xích mích xảy ra giữa các công tác viên này.<ref name="lvq7"/>
 
Nhưng quan trọng nhất, đó là Cutudốp đã đánh giá chính xác nội tình của Đế quốc Ottoman, và điều này cũng thể hiện rõ nét tài năng ngoại giao của ông. Ông đã chứng minh với triều đình Nga rằng: đế quốc Thổ Ottman sẽ không có khả năng tham gia một cuộc chiến tranh chống Nga, dù chỉ với tư cách là một đồng minh. Tình trạng chia bè kết phái, mâu thuẫn giữa dân chúng với triều đình Ottoman, mâu thuẫn giữa người Thổ với các dân tộc bị áp bức,… đã làm cho tình hình của nhà nước Thổ Ottman xấu đi một cách nghiêm trọng. Những dự đoán của Cutudốp đã thành hiện thực: người Thổ không những không tấn công Nga mà năm 1799 còn liên minh với Nga và Anh để chống Pháp.<ref name="lvq7"/>
 
==== Giải quyết vấn đề thuế quan và thương mãi giữa Nga và Ottoman ====
Trên đường đến đế quốc Ottoman, Cutudốp phát hiện ra rằng triều đình Ottoman vi phạm [[Hòa ước Iaşi]] và tự ý thay đổi thuế quan, tăng giá hàng hóa Nga nhập vào Thổ. Nguyên do là Đại sứ Anh tại Thổ là EnxliAinslie không bằng lòng với những đặc quyền mà người Nga có ở Thổ Nhĩ Kỳ nên đã xúi triều đình Thổ làm như vậy. Tuy nhiên, Cutudốp nhận định rằng việc thay đổi thuế quan chỉ là liều thuốc thử lập trường của Nga; vì vậy nếu Nga lùi bước thì triều đình Ottoman sẽ tiếp tục "được nước làm tới". Thế là ông quyết định giữ lập trường cứng rắn, kiên quyết không nhượng bộ. Cutudốp còn lợi dụng những bất đồng trong triều đình Thổ về vấn đề thuế quan, và lợi dụng sự khác biệt giữa quyền lợi giữa các nước châu Âu tại Thổ: ông thuyết phục một nhóm quan chức Thổ do Đô đốc Hải quân đứng đầu chống lại những thay đổi về thuế quan, và ông thuyết phục các Đại sứ Áo, Phổ, Naples rằng nếu người Thổ thành công trong việc buộc Nga nhượng bộ, thì họ cũng có thể làm tương tự với các nước khác. Vì vậy tất cả đều đồng loạt lên tiếng phản đối và người Thổ phải chịu thua. Cutudốp không chỉ thắng Thổ mà còn thắng Anh trên lĩnh vực ngoại giao ở Thổ.<ref name="lvq7"/>
 
Bên cạnh vấn đề thuế quan, người Thổ Ottoman dưới sự xúi dục của Anh và Pháp còn gây khó dễ cho việc buôn bán của các thương nhân Nga, ví dụ như họ cấm các tàu ra vào Địa Trung Hải chở hàng giúp cho thương nhân Nga. Lo sợ các tàu chiến Pháp, thương nhân Nga không dám tự mình ra Địa Trung Hải mà phải bán lúa mì ở Constantinopolis với giá rất thấp và chịu nhiều thua lỗ nặng nề. Cutudốp kiên quyết chống lại những hành động vi phạm của triều đình Thổ, ông cũng tiếp tục vận động sứ thần của các nước khác lên tiếng phản đối. Trước áp lực lớn của Nga và nhiều nước, người Thổ một lần nữa phải lùi bước.<ref name="lvq7"/>
 
==== Gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Thổ ====
Sau cách mạng 1789, các quốc gia phong kiến châu Âu thành lập liên minh chống Pháp. Để thoát khỏi tình trạng bị cô lập, người Pháp chủ trương lập một nhóm quốc gia làm đối trọng, trong đó có Thổ Ottoman. Ảnh hưởng của Pháp tại Thổ lúc đó rất lớn, tới mức bản thân Cutudốp nói rằng Thổ là "con quay gió" của Pháp. Bằng mối quan hệ thân thiết với Đô đốc Hải quân Kiutruc Huxâyin (một người nổi tiếng lợi dụng mâu thuẫn Nga - Pháp cho Thổ), ông đã tiếp cận được nhiều văn kiện ngoại giao của ĐơcoócsơDe Corse (đại diện ngoại giao không chính thức của Pháp tại Thổ) gửi cho triều đình Ottoman, đặc biệt là những văn kiện đề nghị ký hiệp ước tương trợ Pháp - Thổ, trong đó có đề cập đến việc Pháp sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục lại lãnh thổ bị mất trong các cuộc chiến tranh với Nga. Tuy nhiên, Cutudốp hiểu rất rõ nội tình Thổ, ông biết chắc rằng đế quốc Thổ không thể nào tham chiến chống Nga trong thời gian này. Và ông đã gây áp lực buộc triều đình Ottoman trục xuất toàn bộ những người thừa nhận và ủng hộ nền Cộng hòa Pháp. Sau việc này, ảnh hưởng của Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ yếu đi hết sức rõ rệt.<ref name="lvq7"/>
 
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó, Cutudốp trở về Nga. Sứ mệnh của ông tại Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là rất thành công. Ngày [[15 tháng 3]] năm [[1794]] Cutudốp rời Constantinoplis trong sự tiễn đưa lưu luyến của các quan đại thần Ottoman, các nhà ngoại giao nước ngoài và đông đảo người Nga.<ref name="lvq7"/>